Những biểu tượng tôn giáo đã được dựng lên tại La Mã

16 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 12333)
Những biểu tượng tôn giáo đã được dựng lên tại La Mã

chaomung


Nếu có đứng tại La Mã để nghe Bát Nhã Tâm Kinh của quý Thượng tọa, Đại đức tụng vang trong đại giảng đường, có dịp nhìn Thánh Thượng Cao Đài, một biểu tượng hợp nhất các tôn giáo, sắc tộc, màu da, cũng như tấm Trần Dà màu nâu của Phật Giáo Hòa Hảo.

Đứng đó để nhìn và nghe những lời cầu nguyện, những bản thánh ca của Công Giáo, Tin Lành. Nhìn quý cha trong lễ phục dâng hương trước bàn thờ tổ quốc, chúng ta mới thấy sự mầu nhiệm của tinh thần hợp nhất trước Đấng Tối Cao của loài người.

Hãy nhìn những người đại diện các phái đoàn là những biểu tượng tôn giáo thì những người thích hay không thích ngày cầu nguyện hòa bình cho Việt Nam mới hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của ngày trọng đại này. Vì đó là ngày đánh dấu cho khúc quanh của lịch sử, một sự thay đổi trong lòng người.

phonghop


Những người đến từ các tôn giáo khác biệt chỉ là những biểu tượng của một sự phân chia tư tưởng được phối hợp. Một nhu cầu tiến tới mà loài người không thể đi ngược được.

Hãy nghĩ khác một chút, hãy hướng vào đời sống tâm linh và mở rộng trái tim ra để đừng nhìn những người đứng ra tổ chức là do nhu cầu của Công Giáo, mà là cho nhu cầu của Nhất Giáo. Lúc đó tâm ta mới bừng sáng với trọn vẹn ý nghĩa của ngày cầu nguyện này.

Hãy nghĩ, người Công Giáo đứng ra tổ chức là một nhiệm vụ. Địa điểm La Mã là nơi Thiên Định để sự hợp nhất phải xảy ra vào đúng thời điểm của nó.

Những biểu tượng tôn giáo đã được dựng lên tại La Mã trong ngày cầu nguyện thiêng liêng này có một mãnh lực phi thường. Hồi kinh Bát Nhã trọng đại đã được thành tâm chú nguyện tại mảnh đất Vatican sẽ thay đổi vận mệnh đất nước.

 

caunguyen


 Trích ký sự Nguyễn Huỳnh Mai Hành Hương Hòa Bình , 1992

(Ký sự đã được đăng trên báo Diễn Đàn Chúa Nhật, ngày 8-11-1992)

 


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 11092)
Khi tịnh tâm, quán chiếu theo từng hơi thở, sống thật với chính mình, trực diện với chính mình thường xuyên (permanent) ta sẽ nhận thấy, nhìn thấy các bài học biến chuyển xảy ra trong mọi cử chỉ, hành động, phản động, phản ứng giữa ta và người trong chớp nhoáng. Sự quán chiếu thường xuyên và trường kỳ gọi là chánh niệm. Khi ta buông ta chạy theo các cảm xúc cá nhân, thành kiến, sự thương ghét, nghi ngờ, so đo sẽ phát sanh tà niệm, tức luôn nghĩ không tốt hay nghĩ sai lầm vềngười.
15 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 9576)
Khi đã biết Đạo ta không bao giờ ở thế tranh chấp vì ta phải hành xử trung đạo, không nghiêng bên ta hay bên người. Con đường Trung Đạo là con đường hóa giải, không ăn không thua, đó là con đường đưa đến hòa bình và an lạc.
05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 9355)
Khi tìm được lý do của những gì mình thích hay không thích, những người mình thương hay không thương, ta sẽ tự khai mở trí tuệ để bước vào một đời sống rộng lớn hơn. Biết thưởng thức thêm những cái hay cái đẹp, biết được thêm những gì học hỏi ở những người xung quanh.
05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 9390)
Nên nhớ ta tiến và người tiến. Giới trẻ đã chuyển tâm thức rất nhanh chóng, và ngày nay nhờ các phương tiện kỹ thuật họ đã tiến hóa nhanh và nhiều lúc ta đi không kịp nếu ta thành kiến chủ quan.
05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 9526)
Mỗi giai đoạn tỉnh ngộ ta được chuyển kiếp trong thì hiện tại do tỉnh tâm sáng suốt sửa đổi không vi phạm lầm lỗi. Ta phải dứt khoát từ bỏ, dứt bỏ tánh người xấu xa để tâm thức ta càng ngày càng được gột rửa sáng trong.
1,863,880