Học thích và thương

05 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 9345)
Học thích và thương

hoamai4

 

Làm thế nào để thích những gì mà mình không thích và thương những người mà mình không thương?

Trước hết ta phải tìm hiểu nguồn cội tại sao mình không thích và tại sao mình không thương.

Có phải những cái mình thích là do thói quen?

Một món ăn mình thích phải chăng là do mình được cho ăn từ lúc nhỏ, mình bị nhiểm thể để trở thành thói quen nên khi ăn vào mình nhận được sự khoái lạc của thể xác và do đó nó ảnh hưởng đến tinh thần làm mình sung sướng thoải mái. Cũng có thể mình thích vì món ăn đó có những chất mà cơ thể mình đang thiếu thốn nên nó đáp ứng nhu cầu của mình trong giai đoạn nào đó. Những đứa con ta sanh ở xứ người được nuôi dưỡng bằng những thức ăn khác nên nó lại có sở thích khác không giống mình.

Vậy những điều ta thích và không thích đều do bên ngoài ảnh hưởng gián tiếp đến ta, và những sở thích chỉ là kết quả của thời gian cô đọng lại.

Vậy làm thế nào để thương một người mà ta không thương?

Trước hết ta phải đặt câu hỏi: Tại sao ta không thương họ? Họ có những điểm gì khác biệt ta? Và những điểm gì của họ làm ta ghét hay không chấp nhận được? Ta đã liên kết họ với cả một quá khứ của họ như thế nào? Và ta đã liên kết họ với quá khứ của ta và họ ra sao? Có phải mỗi khi thấy họ, nghe họ nói, nhìn hành động của họ, ta đã bị ám ảnh bởi thành kiến và sở thích cá nhân của ta?

Ta đã bị tất cả những sở thích của ta kềm hãm, gò bó, làm lu mờ cả trí tuệ khiến cho ta có những nhận xét chủ quan nên chống báng và không chấp nhận họ.

Khi ở tâm trạng luôn luôn chống báng không chấp nhận họ, tim ta luôn luôn hạn hẹp và những điều mắt thấy tai nghe không được thu nhận hay phát ra từ chiều sâu của trái tim, của sự cởi mở thương yêu giữa người với người; mà nó luôn luôn đi qua sự lý luận phải trái của trí óc hay sự cấu tạo của thành kiến đã góp nhặt trong đời sống của mỗi người.

Khi tìm được lý do của những gì mình thích hay không thích, những người mình thương hay không thương, ta sẽ tự khai mở trí tuệ để bước vào một đời sống rộng lớn hơn. Biết thưởng thức thêm những cái hay cái đẹp, biết được thêm những gì học hỏi ở những người xung quanh.

Hiểu rõ được sự cấu tạo của mọi hiện diện trong đời sống quanh ta, ta cởi trói những xiềng xích từ tâm hồn đến thể xác. Ta cảm thấy đời sống càng lúc càng đáng sống, mọi sự vật đều được ta biết thêm ở nhiều khía cạnh, mỗi người đều có những sắc thái riêng tư, hay tốt đẹp mà trước kia ta không hề biết đến.

 

Trích quyển NKTL 2 Cửu Long Giang Vùng Dậy, Cửu Long xb 2005

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 201612:08 CH(Xem: 6771)
Bỏ lại sau lưng gần hai mươi chiếc xe nối đuôi nhau xếp hàng. Thảo thở phào nhẹ nhõm thả từ từ cho xe vào bãi đậu, tắt máy. Chần chừ chưa chịu mở cửa, Thảo cứ luyến tiếc mãi hơi ấm trong xe. Tỳ khuỷu tay lên tay lái, hai bàn tay mang găng chụm lại nâng cằm, Thảo nhìn ra ngoài trời.
18 Tháng Chín 20151:24 CH(Xem: 8060)
Tâm ảnh hưởng đến tánh và ngược lại tạo nên một chuỗi dây chuyền buồn giận thương ghét, xúc động, sầu đau. Tâm và tánh ảnh hưởng bộ óc và ngược lại tạo ra nhiều sai lầm trong đời sống do những vết thương lòng bị lập đi lập lại hằn sâu khó gỡ.
18 Tháng Chín 20151:03 CH(Xem: 7501)
Có những nghiệp dai dẳng khiến ta mãi lo lắng ưu tư nhưng một phút nào đó chỉ chợt tỉnh, ta cứ như rũ bỏ một gánh nặng ngàn cân. Gánh nặng ngàn cân này, có khi không phải nó đeo đẳng ta mà do chính ta đeo đẳng nó. Nhìn lại bao nhiêu u sầu, rầu lo, bực mình như rớt lại sau lưng.
18 Tháng Chín 201512:41 CH(Xem: 7708)
Lắng nghe không phải chính mình mà đủ, mà lắng nghe tiếng vọng của người dân, của dân tộc, của người cùng thời. Sự khao khát của họ, nguyện vọng của họ, những đau thương và uất ức của họ.
07 Tháng Bảy 201510:49 SA(Xem: 5584)
Cái phép lạ phải chăng là sự thức tỉnh giác ngộ về những gì mình mang nặng canh cánh trong lòng nay sực tỉnh và thấy tất cả đều nhẹ nhàng phù du hơn là những gì bao quanh ta, hay của tiền, quyền lực.
05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 6859)
Những người muốn đi vào con đường Hoằng Pháp mà có tham vọng, dù là tham vọng chánh trị, hay quyền lực tôn giáo, kinh doanh, hay danh vọng, đều sẽ bị bế tắc.
05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 5887)
Tư tưởng dù hay thế mấy mà không gần với con người không gần với quần chúng, không đi vào lòng người thì đều không có giá trị thực tiễn, không áp dụng được, thì rồi tư tưởng đó cũng sẽ mai một, cũng sẽ đi qua.
05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 8100)
Chính cái tâm lực và nội lực mạnh mẽ là bức tường thành kiên cố bảo vệ ta không bị xâm nhập hay quật ngã trước sự đổi thay của thời gian hay môi trường sống.
19 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 9550)
Phản ứng là một đầu mối quan trọng hay nói đúng hơn là mấu chốt của mọi sự va chạm, bất hòa làm nảy sinh ra một chuỗi hệ quả, thường thì từ nhỏ trở nên lớn hơn. Có khi trở nên một hố sâu ngăn cách giữa người với người, hay của các phe nhóm.
16 Tháng Tám 201212:00 SA(Xem: 12324)
Nếu có đứng tại La Mã để nghe Bát Nhã Tâm Kinh của quý Thượng tọa, Đại đức tụng vang trong đại giảng đường, có dịp nhìn Thánh Thượng Cao Đài, một biểu tượng hợp nhất các tôn giáo, sắc tộc, màu da, cũng như tấm Trần Dà màu nâu của Phật Giáo Hòa Hảo. Đứng đó để nhìn và nghe những lời cầu nguyện, những bản thánh ca của Công Giáo, Tin Lành. Nhìn quý cha trong lễ phục dâng hương trước bàn thờ tổ quốc, chúng ta mới thấy sự mầu nhiệm của tinh thần hợp nhất trước Đấng Tối Cao của loài người.
1,863,880