Sánh mới: Nhật ký Tâm Linh 13: HÀNH Y LỜI THẦY

19 Tháng Giêng 20227:04 SA(Xem: 3108)
Sánh mới: Nhật ký Tâm Linh 13: HÀNH Y LỜI THẦY



BIA TL 13 HANH Y LOI THAY
DẪN NHẬP:  NGỌN LỬA KHAI TÂM

Nguyễn Huỳnh Mai

Nếu muốn đi đúng đường phải luôn nhắc nhở lời chỉ dạy của Đấng Tôn Sư.

“Quá mắc mỏ bởi chưng Phạn ngữ,

Nên người đời khó kiếm cho ra.

Mõ chuông bày đọc tụng ó la,

Chớ hiếm kẻ tường thông nghĩa lý.”

(Đức Huỳnh Giáo Chủ, quyển 4, Giác Mê Tâm Kệ, câu 15-18)

Con đường tu của mình khi đã chọn, đã quyết chí đi, thì vẫn phải tiếp tục đi. Đó là con đường tâm pháp phát triển trí tuệ.

Vạn pháp đều đi đến chân lý tối thượng, nhưng chọn con đường nào cũng phải có cái tâm trì giới, mạnh mẽ, bất thối chuyển thì mới đến nơi nhanh nhất và đến nơi đúng nhất, vì không bị lạc hướng, lầm đường.

Có những người chọn con đường tu phải đi vào kinh kệ, phải học khổ hạnh, gặp bao thử thách mới khai tâm mở trí nhìn thấy ngọn đèn sáng. Ngọn đèn vẫn luôn hiện diện, và thấy được hay không, nhanh hay chậm, đều do tâm thức của mỗi hành giả, không phải do kinh kệ hay pháp tu hay hoặc dở.

Một người không tôn giáo, không theo pháp tu nào, không chữ nghĩa bằng cấp cao, vẫn đạt chân lý, vẫn có trí tuệ siêu việt, dù ở chốn rừng sâu núi thẳm, hay là một kẻ vô gia cư chốn thị thành.

Trong Sấm Giảng quyển tư, Giác Mê Tâm Kệ, viết tháng 9 năm Kỷ Mão 1939, Đức Huỳnh Giáo Chủ đã bày tỏ (câu 355-356) như sau:

“Lựa làm chi cao chữ học hành,

Biết tỏ ngộ ấy là gặp đạo.”

Và (câu 353-354):

“Đức Lục Tổ ít ai dám sánh,

Người dốt mà nói pháp quá rành.”

Có bao nhiêu đấng Hoạt Phật sống nghèo nàn, lam lũ, đầu tóc rối bời, áo quần lấm lem dơ bẩn, nhưng với cặp mắt thánh, nhìn và thấy rõ “mọi sự vật như là” và mỗi giây mỗi phút họ đều cầu nguyện cho chúng sanh vô minh quanh họ.

Tu như thế nào để có “cặp mắt thánh” mà Đức Tôn Sư đã chỉ dạy trong bài thơ “Diệu Pháp Quang Minh” (câu 25-28) mà Ngài viết tại Hòa Hảo ngày 10 tháng 4, năm Canh Thìn 1940:

“Cặp mắt Thánh dòm xem tứ hải,

Thương hồng trần mượn xác tái sanh.

Bởi vì đời văn vật cạnh tranh,

Nên cấu xé cùng nhau thảm não…”

Cuối bài thơ Đức Thầy niệm: “Nam Mô Định Tâm Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.”

Tu để có “cặp mắt Thánh” không phải do hàng ngày cúng lạy, trường chay, đọc kinh sáng trưa chiều tối, mà là phải chuyển tâm, chuyển tánh, tự vấn, tự sửa để đạt giác ngộ. Và chính giác ngộ mới đạt “tâm không ” tức tâm chân chánh, không thay đổi. Đó là Nguyên Tánh sáng trong.

 Đó là chìa khóa mật của Bửu Sơn Kỳ Hương Phật Giáo Hòa Hảo đã đem đến cho chúng sanh trong kỷ nguyên mới. Kỷ nguyên mà con người gặp nhiều khó khăn, từ đời sống vật chất đến tâm linh. Đời sống xáo trộn, tâm linh hỗn loạn, phân chia nhân ngã. Chỉ có tâm pháp mới như bình nước cam lồ rưới lên ngọn lửa tam muội phừng phừng cháy đỏ cao ngất trời xanh. Sự tranh chấp, hận thù sôi sục của người cùng một quốc gia, lẫn của các quốc gia, chỉ muốn chiếm lĩnh cai trị và đè bẹp nhau hầu thống lĩnh thế giới loài người.

Con người càng muốn thống lĩnh loài người càng trở nên sâu hiểm tàn độc, mất nhân tính. Họ dùng mọi thủ đoạn từ tiền bạc, sức mạnh quân sự, đến khoa học kỹ thuật, đến kỹ năng của truyền thông đại chúng.

Người tu muốn bảo vệ Phật Pháp, cần phải tự bảo vệ trước bao áp lực của ác đạo qua các phương tiện kỹ thuật, hầu không bị ảnh hưởng của ngoại vi, của mọi kỹ thuật tân tiến càng lúc càng dữ dội, muốn cải não loài người thành một chiều, nhằm đạt được mục đích tối hậu là thống lĩnh thế giới thời Hạ Ngươn u tối.

Tu học, bất thối, để nhìn rõ, thấy rõ thấu suốt qua bao đám mây mù, bao cây lá rừng rậm, bao nhiêu ngọn lửa tam muội, bao nhiêu đe dọa của chiến tranh, khói lửa chực chờ bùng cháy.

Hãy khơi lên ngọn lửa Từ Bi. Đó là ngọn lửa khai tâm chuyển tánh mà mỗi hành giả cần chung tay góp sức khơi dậy tình thương yêu nhân loại mà Đức Thầy, Đấng Tôn Sư, đã dạy cho các tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương và Phật Giáo Hòa Hảo bấy lâu nay.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô Bửu Sơn Kỳ Hương Phật

Nam Mô Bửu Sơn Kỳ Hương Pháp

Nam Mô Bửu Sơn Kỳ Hương Tăng

Kính lạy Đức Tôn Sư

Con nguyện đem tâm lành kính lạy,

Nguyễn Huỳnh Mai

Sáng Mồng Hai năm Tân Sửu (13-1- 2021)

Buu-son-ky-huong-Gold-1

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Chín 20151:17 CH(Xem: 8044)
Tu tập để trở nên một Chân Nhân Thiện Tánh sáng trong, nhưng mấy ai thật sự có can đảm để bước vào đời sống của chân nhân, hay sắp trở nên chân nhân thì ngừng lại và thối lui hay quay ngược lại đời sống của người máy, người của dân gian.
18 Tháng Chín 201512:55 CH(Xem: 7413)
Tất cả những va chạm trong đời sống đều giúp cho ta gạn lọc tâm thân ý nếu ta biết xem đó là những cơ hội để tự kiểm, quán chiếu lại những sai lầm dù là vô ý, vô tình của sự lơ là thiếu tỉnh thức.
07 Tháng Bảy 201512:06 CH(Xem: 8258)
Muốn tránh động tâm ta cần trở nên một khán giả trong đời sống của chính mình. Mỗi giờ, mỗi khắc trôi qua là những đoạn phim ngắn. Sống với tánh không ta mới không ngủ quên khi làm nhân chứng của thời đại, của đời sống mà mình có liên quan mật thiết với tất cả biến chuyển trong thời gian tại thế.
05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 9724)
Tu tập để biết được hạt giống hay niệm khởi khi nó nhớm nẩy mầm nơi tâm thức ta là một kết quả tốt. Nhưng ta cần tu tập thường xuyên và chăm chỉ hơn trong đời sống để ta có thể lựa được hạt giống tốt trước khi nó nẩy mầm, hay niệm khởi nào sanh ra cây xanh, lá tốt, quả ngọt, rễ quý có thể làm nên thuốc tốt hơn là rễ mọc, ung thúi.
05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 8711)
Ta đang sống, nhưng phải đặt ta trước sự chết sắp xảy ra trong phút chốc, vẫn còn kịp để giác ngộ, để dứt khoát phải đổi thay, để có cơ may hướng thượng, nhằm cho mình có thể chuyển hóa sang một cuộc sống mới trong lành hơn, hạnh phúc hơn.
05 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 8797)
Một tôn giáo không thể duy trì và phát triển nếu thiếu tín đồ giữ đạo, sống đạo và phát triển đạo theo thời gian và sự tiến bộ, thay đổi của con người. Người sống đạo cùng sống với con người, hòa với con người và đạo cùng sống và phát triển theo con người.
27 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 10482)
Một điều khá quan trọng trong đời sống tu học là cần nghiêm túc đối với chính mình. Nếu không biết nghiêm túc đối với chính mình, mình rất dễ đi lạc đường vì thay vì mình hành xử, ăn nói hành động theo sự hiểu biết tu học của mình thì mình lại hành xử theo người khác hoặc muốn người khác xem trọng mình và đánh giá cao mình.
08 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 9284)
Người già có tu, có thiền định, có quán chiếu, có theo dõi sẽ giúp cho tâm thân ý được điều chỉnh đồng bộ để có thể hòa hợp, tuy chậm lại, nhưng tránh sai lầm, phỏng đoán sai, thiếu sáng suốt, không bắt kịp những hành động hay lời nói sai quấy.
08 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 8052)
Để trở nên một người bình an, nhẹ nhàng an lạc, người tu cần phải chấm dứt con đường của người kịch sĩ, mà phải đốt ngọn đuốc tâm thức lên, chấp nhận mọi việc đến với mình dù hài lòng, lẫn không hài lòng. Đó là con đường của một dũng sĩ.
02 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 8146)
Muốn thẳng tiến trên con đường tu ta còn cần phải tránh “ngủ quên trên chiến thắng”. Ta thấy rõ mình sắp đến bên kia ngọn núi, nhưng nếu mừng rỡ, vội vàng đi nhanh cho mau tới mức, hay thấy sắp tới nơi rồi lơ là, ta cũng có thể bước trật và trợt chân té nhào, uổng bao công trình đã cố gắng vượt nguy hiểm, khó khăn rồi chỉ một phút chốc đã tan theo mây khói.
1,863,880