16. Tu là sống

29 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 75097)
16. Tu là sống

6-11-03 - 6:00 giờ sáng

Tu là sống và biết mình đang sống. Biết mình từng giây từng phút. Biết cảm giác thật của mình, ý muốn thật của mình. Điều gì mình nên và không nên làm.

Tất cả các tôn giáo cũng chỉ nhằm một mục đích chung là giúp con người tìm lại chính mình. Đó là chân thiện mỹ, bản chất thật của một con người trong sáng.

Tôn giáo không đưa con người đi đến tham vọng, quyền lợi, bạo lực, chia rẽ, tranh đoạt, chiếm hữu, xen vào chánh trị hay tín đồ của các tôn giáo khác. Vì mỗi tôn giáo có một phương pháp riêng để hướng dẫn con người. Mọi manh tâm tham vọng quyền lực tôn giáo hay chánh trị, chức vụ hay tiền tài, đều đưa các hàng giáo phẩm của tôn giáo đó đến sai lầm, phạm lỗi, đi sai con đường đưa đến chân lý tình thương. Con đường đó của các hàng giáo phẩm của một tôn giáo đi đến sai lầm phạm lỗi đối với loài người.

Con người được Thượng Đế ban cho sự bình đẳng. Họ có quyền lựa chọn con đường mình đi. Con đường tu học để họ có thể sống con đường và cuộc đời của chính họ. Sự sáng suốt của họ, sự khai phóng tâm linh của họ sẽ giúp cho họ một con đường sáng, một sự giải thoát mà các phương pháp đều thay đổi theo thời gian và không gian của từng thời đại, từng thế kỷ.

Mỗi thế kỷ đều cần có sự sáng tạo riêng cho phù hợp với môi trường sống, hoàn cảnh sống sao cho hợp với con người, hoàn cảnh và thiên nhiên của thời điểm đó.

Sự khai phá ra con đường sáng, con đường mới đưa đến sự khai ngộ, giác ngộ là một điều tối quan trọng cho loài người.

Người có bổn phận, sứ mạng khai phóng tâm linh phải làm việc không ngừng nghỉ. Trí tuệ phải nhạy bén, tâm phải cực kỳ bình an như trẻ thơ, nhưng cảm giác phải luôn nhạy bén sắc sảo để cảm nhận mọi thay đổi của người và mình.

Biết để mà sống, mà “làm việc” nội tâm. Biết là để nhận thức và quan sát không bình phẩm tốt hay xấu, nên hay không nên, mà biết để sống với tâm không.

Đó là biết mà không biết, vì không đánh giá cao thấp tốt xấu, khen hay buộc tội, nên nó không tạo được phản ứng tâm lý hay tạo ra những mâu thuẫn nội và ngoại tâm. Và nhờ vậy lục giác không chuyển động, không tạo thành lục căn lục trần. Cái biết nhờ đó không tạo nên ảnh hưởng dây chuyền khiến thân tâm bất an.

Cái BIẾT PHẢI Ở THỂ TÂM KHÔNG LÀ CÁI BIẾT THẬT, vì nó không bị ảnh hưởng lẫn không tạo ảnh hưởng cho người Biết. Nhờ vậy người Biết mới được Thân Tâm Tự Tại.

Đó là sự giải thoát tức khắc của sự ngộ giác. Đó là Niết bàn tại thế mà người tu tại gia lẫn xuất gia đều cố công tìm kiếm.

Tu thì phải biết mình tu để làm gì, để không đi tìm những cái mình không cần tìm. Đọc kinh để được sự hướng dẫn của các Đấng Giác Ngộ dạy ta sự bình an và sáng suốt, không phải để cho ta được đáp ứng sự mong cầu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880