113. Tâm sai lạc là mấu chốt của mọi sai lầm chánh trị lẫn tôn giáo

25 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 76519)
113. Tâm sai lạc là mấu chốt của mọi sai lầm chánh trị lẫn tôn giáo

17-1-2007 – 9:30 giờ sáng

Làm thế nào để lời nói, bài viết không có tính cách đả kích, chỉ trích, công kích, mà chỉ có tính cách sửa sai, nhằm xây dựng?

Vì sao có những lời nói hay bài viết có tính cách sửa sai, xây dựng vẫn bị cho là đả kích hay dạy đời?

Đây là một vấn đề có tính cách nhạy cảm gồm rất nhiều yếu tố: tâm lý người nghe (hay đọc), tâm lý người nói (hay viết).

Người viết viết về những sự quán chiếu nội tâm của mình để viết/nói. Nhìn nhận sai lầm của mình và tìm phương thức cải sửa. Người nghe/đọc cũng tùy theo trình độ tu học và quán chiếu. Tâm trạng hiện thời và tình trạng đang mắc phải đúng vào lúc nghe hay đọc lời nói đó.

Nếu người nghe/đọc đang mắc phải những sai lầm nhưng họ không đặt nặng tự ái cá nhân thì sẽ cảm nhận được tâm trạng người nói và xem xét quán chiếu kỹ để học hỏi và có thể áp dụng được sự chia sẻ của người nói hay người viết trong đời sống của mình.

Nếu người nghe/đọc có tự ái cá nhân và tự cao về trình độ tu học của mình, thì một là bị chạm tự ái, hai là xem như đó là lời chỉ trích (trong trường hợp họ đang phạm phải), thứ ba là xem thường lời nói cũng như trình độ người góp ý và bỏ qua không học hỏi hay quán chiếu, hoặc đối chiếu với sự tu tập, thực tập của mình để giải tỏa hay giải quyết những gút mắc mà mình đang gặp phải.

Phải chăng cần một sự đồng điệu giữa người nghe và người nói, hay giữa độc giả và tác giả?

Thứ nhất là phải đúng thời, đúng lúc.

Thứ hai là người nhận lời nói hay bài viết cần có một thái độ cởi mở thì sự góp ý mới có kết quả . Hay người nghe hay đọc cần dẹp bỏ thành kiến và tự ái cá nhân.

Người nói hay viết cũng cần có một tâm hồn hòa nhã, nhún nhường, biết mình biết người. Góp ý với sự chia sẻ kinh nghiệm hơn là việc dạy đời, dạy khôn người khác, cho rằng mình hay, còn người thì dỡ.

Kẻ nói và người nghe sẽ học được những gì khi trao đổi?

Cả hai bên cần gát bỏ thành kiến khi trao đổi hay góp ý.

Người nghe sẽ có ích lợi khi đón nhận sự góp ý với tư cách nhún nhường, muốn học hỏi, và lắng nghe sự góp ý với sự vắng mặt của tự ái để không cảm thấy đang bị chỉ trích hay đả kích, hay cảm giác đang bị tấn công.

Người nói cần cẩn trọng trong cách nói, cử chỉ, cách diễn đạt để người nghe không hiểu lầm đó là thái độ khinh miệt, giận hờn, trách móc hay miệt thị, chỉ trích.

Người nói còn học hỏi được qua phản ứng của người nghe. Có rất nhiều phản ứng giận hờn, tấn công ngược, đả kích ngược, tạo nên sự mích lòng do cách nói và thái độ của người góp ý.

Vì thế khi nói, viết, hay góp ý, ta luôn phải cẩn trọng và thận trọng trong ngôn từ hay phương thức, phương tiện đưa ra sự đóng góp của mình.

Một tư tưởng, một chủ trương, một đóng góp cho con người, cho đạo, phải có một nền tảng vững. Một lời nói, một bài viết không đủ mà phải là một loạt sách, làm nền tảng cho chủ trương hay tư tưởng đó.

Một lời góp ý, một đoạn văn, một bài viết đơn lẻ dễ tạo hiểu lầm đối với một nhóm người, một khối người khác ý thức hệ, khác chủ trương, khác tư tưởng, nhất là khác Tôn Giáo.

Làm sao để những người khác ý thức hệ, khác tôn giáo có thể nhìn thấy cùng một vấn đề và giải quyết một vấn đề với cùng một phương thức hoặc dùng nhiều phương thức mà không nghịch lại với nhau.

Có phải chăng mục đích của mọi ý thức hệ, mọi tôn giáo đều muốn phục vụ con người và đưa họ đến chân thiện mỹ?


Phải chăng mấu chốt vẫn là do con người áp dụng sai? Và lý do áp dụng sai là do Tâm Sai Lạc Vậy thì vì sao ngày hôm nay có quá nhiều thất bại lẫn tội lỗi gây ra do ý thức hệ, hay chủ nghĩa chánh trị lẫn tôn giáo?của con người của các môi trường đó, nhất là các lãnh đạo chánh trị hay tôn giáo.

Vậy ngày nào mà các lãnh tụ chánh trị hay tôn giáo chưa thức tỉnh, giác ngộ, thì ngày ấy còn chiến tranh, nội chiến lẫn ngoại chiến, giữa con người với con người.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880