96.- PHẢI THỂ HIỆN BẰNG CHÍNH ĐỜI SỐNG

13 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 70552)
96.- PHẢI THỂ HIỆN BẰNG CHÍNH ĐỜI SỐNG

Thuyết pháp ngày nay không phải thuyết pháp như ngày xưa. Dạy đạo và hành đạo ngày nay cũng không giống như dạy đạo, hành đạo ngày xưa.

Người đi giảng và dạy đạo không phải chỉ nói hoặc viết xuông mà phải thể hiện bằng chính đời sống của mình. Muốn cảm nhận phải qua kinh nghiệm sống và nếm đủ ngọt bùi, đụng chạm với chính da thịt, trái tim mình. Có đau, buồn, khổ mới thực sự cảm thông được cái đau khổ của người khác. Có con mới hiểu được tâm sự của người mẹ. Có chồng mới hiểu được tâm trạng của người vợ. Có ở xứ Mỹ mới hiểu được tâm trạng của người t nạn v.v...

Người sống trong tu viện không thể khuyên giải hay chỉ đường cho những người có con, có chồng vì họ không sống trong hoàn cảnh của người lập gia đình. Người mồ côi không thể hiểu cách đối xử với cha mẹ già của mình hay cha mẹ chồng. Người không làm dâu không thể hiểu được nỗi buồn phiền khúc mắc của một người làm con dâu, em dâu hay chị dâu.

Muốn dạy Đạo phải hiểu Đạo. Muốn dạy Đời phải hiểu Đời. Đạo không phải là con đường tràn đầy hoa thơm cỏ lạ, tràn ngậﰠhạnh phúc lẫn bạc tiền với mọi sự dễ dãi để thụ hưởng. Đạo là con đường với mọi khó khăn, đau khổ mà ta phải vượt sự đau khổ đó để đi đến chân lý, để tìm hiểu đâu là Chân Thiện Mỹ.

Người tầm Đạo, học Đạo ở mọi hoàn cảnh dù khó khăn hay dễ dãi, dù hạnh phúc hay đau khổ.

Khó khăn do đâu và dễ dãi do đâu? Hạnh phúc và đau khổ vì đâu mà có? Do ta mang đến hay do người mang đến. Hạnh phúc có làm cho ta ngủ quên không? Hay là một viên thuốc ngủ? Đau khổ phải chăng đôi khi là một viên thuốc hồi sinh để đánh thức ta trên tiến trình tu học?

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880