88.- SỰ TỰ CHỦ HAY PHẬT TÁNH

13 Tháng Năm 200912:00 SA(Xem: 77773)
88.- SỰ TỰ CHỦ HAY PHẬT TÁNH

Sống trong sự tự tin, tự chủ không có bất ngờ. Không sợ hãi. Không sợ hãi chính ta và không sợ hãi người. Cũng không sợ ngoại cảnh chi phối hay hoàn cảnh đưa đẩy.

Sự tự chủ không có kềm chế, vì ta chế ngự lục giác chớ lục giác không chế ngự ta. Ta điều khiển lục giác chớ lục giác không điều khiển ta.

Sự tự chủ giúp ta càng ngày càng phấn chấn mạnh mẽ tâm linh. Mọi cảm xúc và xúc giác chỉ đi qua để nhận thức chớ không còn thúc đẩy lôi kéo ta vào con đường không định hướng.

Ta làm chủ mọi tình hình. Tâm linh vừa bén nhạy, vừa bất động, không xoay chuyển hoán chuyển theo từng hồi của mọi biến động của thể xác và tâm thức.

Sự bén nhạy để giúp cho cái Thức sống động, sinh động và Biết luôn luôn chớ không phải để bị biến đổi và hoán chuyển.

Mọi phát động dậy khởi của tâm linh sẽ được hòa điệu cùng thể xác để làm việc, thực hiện những gì tiền định. Bộ máy thiên cơ từ đây sẽ xoay chuyển như cơn lốc, thể xác và tâm linh nhất thiết phải biến chuyển làm việc liên hồi cho kịp, cho nhịp nhàng với cơ hội, thời cơ và thiên cơ.

Ta sẽ biết những biến chuyển tâm thức của người nhưng người không biết được của ta. Đó chính là Phật Tánh. Phật Tánh không giống tánh người vì tuy có mọi trạng thái cơ năng của con người nhưng không sử dụng giống con người.

Phật Tánh phải ở trong xác phàm thì mới làm việc phối hợp được với con người. Phật Tánh không còn sự riêng tư mà là thực hiện những việc chung. Tất cả mọi hành động, chủ động đều đi đến mục đích chung cho cộng đồng nhân loại.

Muốn có Phật Tánh phải có can đảm dứt bỏ phàm tánh, dứt bỏ sự vị kỷ, tham lam hưởng thụ.

Sự tự chủ, Phật Tánh, giúp cho ta vượt mọi khó khăn, nguy hiểm. Sự nguy hiểm của đời sống chính là sự vị kỷ và sợ hãi. Khi vượt sự vị kỷ và sợ hãi ta sẽ bắt đầu sống vừa ngoài đời sống, vừa trong đời sống. Trong đời sống ta có gia đình xã hội và mọi người quanh ta; ngoài đời sống ta có một thế giới tâm linh phong phú không lệ thuộc vật chất và thể xác của trần gian.

Khi con người sống ngoài vật chất và thể xác của trần gian thì sướng, khổ, vui, buồn, thương, ghét trở nên nhất thể.

Ta sống mà không sống, chết mà không chết. Ta bắt đầu thân một sự sống trường cửu không lệ thuộc vào thân xác. Xác thay đổi, còn ta không thay đổi.

Ta phục vụ cho con người qua bao thay đổi của thân xác, vì vậy ta biết người mà người không biết ta. Mỗi xác phàm, mỗi giai đoạn ta đều đến trái đất này để tinh tấn, để thực hiện như thế nào cho phù hợp với con người và thời điểm có sự hiện diện nối tiếp của ta.

Ta học hỏi luôn luôn để nhận diện người và cũng để nhận diện chính ta. Để biết ta là ai, có phận sự gì trên địa cầu này.

Ta có vượt mọi khó khăn nguy hiểm không? Ta có chịu hy sinh cái hạnh phúc có trong tay không? Ta có can đảm đổi sướng thành khổ để thực hiện những hoài bảo hay sứ mệnh không? Ta có vượt được những đớn đau của tâm linh và thể xác và vượt mọi trở ngại để thực hiện cho đến hoàn tất mọi ước nguyện không?

Tự hỏi là tự trả lời, là Phật Tánh. Biết việc mình làm cũng như biết được kết quả của mọi việc làm. Biết được người chung quanh ta nhưng ta vẫn nhún nhường không kiêu ngạo. Đó là biết mà không biết.

Cái biết mà không biết có khả năng biến chuyển vạn năng, xoay trở mọi thế cờ, hoán chuyển mọi thời cơ và cơ trời.

Nhân, Thiên, Địa hòa hợp và phối hợp, có quyền lực như nhau. Trong Nhân có Thiên Địa, trong Thiên có Nhân Địa và trong Địa có Nhân Thiên. Tuy ba mà một.

Khi đã bước vào thế giới vô hình thì chỉ có MỘT để thực hiện mọi nhu cầu của trần gian.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880