- MUC LUC
- DẪN NHẬP : TỪ TÂM BÁC ÁI CẦN ĐƯỢC LAN TỎA
- CHƯƠNG I : CHÁNH PHÁP TRỞ NÊN ĐẠI PHÁP
- CHƯƠNG II : HÒA CẢM TRONG TÂM LINH HÒA HẢO
- CHƯƠNG III : GIEO ĐẠO KHẮP ĐẠI ĐỒNG
- CHƯƠNG IV : XÂY DỰNG LẠI TÌNH THƯƠNG VÀ TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM
- CHƯƠNG V :TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA ĐẠO hay: QUẢ LÀNH CỦA ĐẠO
- Tác Giả - Tác Phẩm
- Tác Phẩm
Lá thơ góp ý xây dựng cho giáo hội được phát triển đầy tâm lực, ý lực và khẩu lực của hành giả là tiếng chuông báo động gây nhiều tiếng vang và ảnh hưởng đến những lãnh đạo Phật Giáo Hòa Hảo nào không giữ giới luật, không đi vào con đường chánh đạo và không tu theo chánh pháp.
Quy y với Đức Thầy là phải làm y và gìn giữ giới luật căn bản của đạo, nhất là những người điều hành các giáo hội, các ban trị sự dù lớn hay nhỏ.
Bức thơ bao gồm việc làm sai trái của những người đem lời dạy của Đức Huỳnh Giáo Chủ, những câu giảng của Ngài để biện luận cho một số việc làm của mình trong mục đích ham danh, ham chức vụ và nhất là chạy theo tham vọng riêng tư của mình.
Sự góp ý thứ nhì là phải biết lắng nghe, biết nhún nhường, biết học hỏi và cải sửa sai lầm của những vị lãnh đạo tôn giáo.
Thứ ba là người lãnh đạo cần phải hành sử với tình thương và sự bao dung che chở đối với đồng đạo của mình, thay vì tạo ra phe phái, trù dập người yếu thế để tự đưa mình lên.
Điều thứ tư là phải biết nâng đỡ, dìu dắt giới trẻ thế hệ kế thừa, tạo môi trường sinh hoạt học tập giáo lý, tu tập theo chánh pháp của Thầy Tổ.
Điều quan trọng thứ năm là phải biết tha thứ nhau để đoàn kết và xây dựng theo lời dạy của Đức Thầy trong điều răn thứ tám là:
“Ta phải thương yêu lẫn nhau như con một cha, dìu dắt lẫn nhau vào con đường đạo đức, nếu ai giữ đặng trọn lành trọn sáng về nơi cõi Tây Phương an dưỡng mà học đạo cho hoàn toàn đặng trở lại cứu vớt chúng sanh.”
Và cần nhớ lại, mỗi khi đồng đạo bất đồng ý kiến hay cãi nhau thì thường cùng khuyên nhau hai câu như sau:
“Thương nhau như thể thương Thầy,
Ghét nhau như thể ghét Thầy sao nên.”
Gửi ý kiến của bạn