- MUC LUC
- DẪN NHẬP : TỪ TÂM BÁC ÁI CẦN ĐƯỢC LAN TỎA
- CHƯƠNG I : CHÁNH PHÁP TRỞ NÊN ĐẠI PHÁP
- CHƯƠNG II : HÒA CẢM TRONG TÂM LINH HÒA HẢO
- CHƯƠNG III : GIEO ĐẠO KHẮP ĐẠI ĐỒNG
- CHƯƠNG IV : XÂY DỰNG LẠI TÌNH THƯƠNG VÀ TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM
- CHƯƠNG V :TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA ĐẠO hay: QUẢ LÀNH CỦA ĐẠO
- Tác Giả - Tác Phẩm
- Tác Phẩm
Đạo, tâm không, là đề tài trùng trùng, điệp điệp, muôn vàn sắc thái, thiên hình vạn trạng, mênh mông trong trời đất, hiện diện ở muôn loài vạn vật, trong đó có con người. Một tạo phẩm mà con người có khả năng tiến đến, nhưng đồng thời có lúc cố công tìm kiếm mãi cũng không với tới.
Hầu hết con người đều cố công tìm kiếm đạo; mỗi người một con đường riêng. Có người gặp, không gặp, có người thấy, không thấy. Có người vừa tìm thấy tưởng giả bỏ đi, nhưng khi gặp giả lại tưởng thật.
Đạo, tâm không, là cái gì mầu nhiệm nhất và riêng tư nhất cho mỗi một con người.
Biết đạo, tâm không, rồi không có sự lựa chọn nào khác là quy ẩn, quy ẩn trong nội tâm, quy ẩn trong đời thường.
Người biết đạo, tâm không, thì không rao bán đạo, rao bán tâm không.
Đạo, tâm không, là sự mầu nhiệm mà Ơn Trên đã ban cho con người, nếu họ biết rốt ráo, cải sửa, tu tập, không phải là sự biểu diễn bên ngoài mà là sự nhiếp tâm chuyển tánh, tinh lọc và giác ngộ.
Không thể đến với đạo, tâm không, bằng chỉ cúng lạy, đọc kinh, ngồi thiền, mà phải có khả năng giết chết đi cái con người giả của mình, con người ham danh, ham lợi, ham chức phận, ham tiền của, ham làm thầy, ham có đệ tử.
Cái “con người giả” đó rất khó trị và nó cũng thay đổi biến dạng muôn hình, vạn trạng. Và cũng đã bao lần nó giả làm “con người thật.”
Trên con đường tầm đạo, hành giả đã bao lần tưởng đã giết được con người phàm tục của mình. Nhưng đâu có ngờ nó đã bao lần đội lốt khác để gạt gẫm mình.
Để tránh cho mình tự gạt mình nhiều lần và mãi mãi, ta nên tập tu hành chân chánh, trực diện luôn với tâm thức của mình để luôn được sáng trong giác ngộ.
Đạo, tâm không, sự giác ngộ toàn diện không thể nghĩ bàn.
Gửi ý kiến của bạn