- MUC LUC
- DẪN NHẬP : TỪ TÂM BÁC ÁI CẦN ĐƯỢC LAN TỎA
- CHƯƠNG I : CHÁNH PHÁP TRỞ NÊN ĐẠI PHÁP
- CHƯƠNG II : HÒA CẢM TRONG TÂM LINH HÒA HẢO
- CHƯƠNG III : GIEO ĐẠO KHẮP ĐẠI ĐỒNG
- CHƯƠNG IV : XÂY DỰNG LẠI TÌNH THƯƠNG VÀ TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM
- CHƯƠNG V :TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA ĐẠO hay: QUẢ LÀNH CỦA ĐẠO
- Tác Giả - Tác Phẩm
- Tác Phẩm
Khi tâm hồn được nhẹ nhàng trong sáng thì đó là một đặc ân mà Ơn Trên đã ban cho hành giả sau một hành trình mấy mươi năm tu học, sáng tạo và hành đạo.
Hành trình tu tập, học đạo, và hành đạo là một hành trình cam go, khó khăn để đi từ có đến không. Nếu con đường tu tập mà lại đi ngược về có như chức phẩm, tiền tài, quyền lực và tiếng tăm, phẩm trật là đi sai đường.
Đức Phật, Đức Phật Thầy, và Đức Thầy đến thế gian hành đạo, dạy đạo rồi cứu khổ rồi ra đi với hai bàn tay trắng, nhưng đều để lại một sự nghiệp đạo lớn lao, lâu bền cho bao thế hệ, cho loài người.
Đó là một con đường mà hành giả nào muốn đóng góp, muốn phục vụ đại đồng nhân loại chúng sanh đều phải chọn và không có một con đường thứ hai nào khác.
Con đường tu là con đường tiến tới tánh không, một con đường mà người chọn phải quyết chí theo đuổi không một chút nghi ngại, bất khả luận bàn.
Muốn nắm vững con đường đi vào tánh không, hành giả phải luôn trực diện với chính mình, nhìn thẳng vào mình trong mỗi giây mỗi phút, không hề chểnh mảng vì chỉ một tích tắc ta có thể rớt ngay xuống vực thẳm mà muốn bước trở lên có khi phải đợi cả một kiếp sau.
Muốn tu tập cho đúng đường phải luôn nghiêm minh với chính mình, chân thật với chính mình và nhìn thẳng vào tất cả những lớp người, mà mình đang mang trong đời sống thường để hòa hợp với người đương thời xung quanh.
Dù bất cứ đang ở hoàn cảnh nào, không gian và thời gian nào mình cũng phải có khả năng định tâm để biết rõ, thấy rõ mọi sự vật “như là”, để tâm hoàn toàn ổn định, trống không.
Tâm an định trống không. Đó mới là sự rốt ráo của người tu hành chơn chánh.
Gửi ý kiến của bạn