- MUC LUC
- DẪN NHẬP : TỪ TÂM BÁC ÁI CẦN ĐƯỢC LAN TỎA
- CHƯƠNG I : CHÁNH PHÁP TRỞ NÊN ĐẠI PHÁP
- CHƯƠNG II : HÒA CẢM TRONG TÂM LINH HÒA HẢO
- CHƯƠNG III : GIEO ĐẠO KHẮP ĐẠI ĐỒNG
- CHƯƠNG IV : XÂY DỰNG LẠI TÌNH THƯƠNG VÀ TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM
- CHƯƠNG V :TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA ĐẠO hay: QUẢ LÀNH CỦA ĐẠO
- Tác Giả - Tác Phẩm
- Tác Phẩm
Làm thế nào để sống trong sự chủ động và tự nhiên?
Phải chăng là sống thức tỉnh liên tục, thiền quán liên tục? Biết mình thở vào ra liên tục? Không bị ảnh hưởng ngoại vi lẫn nội vi liên tục? Không bị ảnh hưởng quá khứ vị lai liên tục? Không bị ảnh hưởng thương ghét liên tục? Không sợ hãi liên tục? không buồn vui liên tục và không lẫn lộn liên tục?
Chủ động và tự nhiên khi tâm không. Vậy phải chăng tánh không là kim chỉ nam, là cái thật và cứng rắn, toàn giác của Kim Cang?
Vậy tánh không phải chăng là sự bất động của chánh giác, của sự bất thối của toàn năng toàn giác bất nhiễm trần của người sống đạo một cách tự nhiên.
Vậy thì tánh không chính là đạo là con đường tự tại không nhiễm trần.
Vậy thì muốn sống đạo, muốn không tánh phải học đạo và hành đạo như phải nhờ con thuyền đưa hành giả sang sông. Hành giả có muốn lên bờ phải bước ra khỏi thuyền. Nếu ngỡ rằng đạo tánh không là chiếc thuyền thì lại phải bơi mãi trong ao hồ hay bơi tới lui trên con sông rồi có lúc cố bơi chèo thuyền ra biển cả mênh mong lạc lối không đường về.
Nhận định rõ như thế mới hiểu vì sao có một số người càng đọc kinh, càng đi chùa, đi nhà thờ lại càng lạc lối trở nên mê tín dị đoan hay bị tinh thần, ảo giác, hay gia đình tan vỡ chỉ vì tu.
Gửi ý kiến của bạn