- MUC LUC
- DẪN NHẬP : TỪ TÂM BÁC ÁI CẦN ĐƯỢC LAN TỎA
- CHƯƠNG I : CHÁNH PHÁP TRỞ NÊN ĐẠI PHÁP
- CHƯƠNG II : HÒA CẢM TRONG TÂM LINH HÒA HẢO
- CHƯƠNG III : GIEO ĐẠO KHẮP ĐẠI ĐỒNG
- CHƯƠNG IV : XÂY DỰNG LẠI TÌNH THƯƠNG VÀ TINH THẦN DÂN TỘC VIỆT NAM
- CHƯƠNG V :TƯƠNG LAI TƯƠI SÁNG CỦA ĐẠO hay: QUẢ LÀNH CỦA ĐẠO
- Tác Giả - Tác Phẩm
- Tác Phẩm
Tuổi già được sống trong bình an tự tại, không bị ràng buộc vào quá khứ hay tương lai, chấm dứt sự mong cầu.
Sống và thở nhẹ nhàng, biết, nghe, thấy, tâm không xáo trộn, lay động, đi, đứng, nằm, ngồi tự nhiên không bị thúc đẩy, cũng không kiểu cách. Nghe, thấy, nhìn “như là”, không suy diễn.
Tâm bình an vì không bị tác động bởi bên ngoài, hoặc bên trong do chính mình.
Mọi sự khổ đều do mình tự suy diễn đưa đến những suy nghĩ và cảm xúc ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng, ảnh hưởng đến tim óc làm cho khó ngủ, nhức đầu, sanh bệnh tật.
Chính mình đã không giữ được tâm bình an tự tại rồi gây ảnh hưởng đến sức khỏe từ thể chất cho đến tinh thần.
Khi tâm bình an thì sóng yên gió lặng, nội tâm không còn xáo trộn tác động đến từ lời nói cho đến cách cư xử, đưa đến không biết bao nhiêu khó khăn trong đời sống và ảnh hưởng không biết bao nhiêu người xung quanh, tạo bao chướng nghiệp cho chính mình.
Khi tâm bình an, giống như trước đó ta đang ôm nhiều vật nặng trên hai tay chợt buông một cách dễ dàng không luyến tiếc.
Tâm bình an giống như đang bị xiềng xích cả hai tay, lẫn hai chân, vai mang những thứ nặng, đầu đội chiếc nồi đồng. Bỗng dưng mọi thứ đều rớt xuống hết, không gây tiếng động lẫn không phải vùng vẫy mà vẫn thoát một cách nhẹ nhàng thơ thới.
Con đường đi đến tâm bình an không phải là con đường dễ đi mà là một con đường khó khăn vô vàn, phải đánh đổi không biết bao nhiêu là mồ hôi, nước mắt, bao đêm ngày tự truy xét, suy nghiệm, gạn lọc, tự đấm vào ngực, vỗ vào đầu, bóp nát tim ra để học, để hỏi và để dạy chính mình cố tìm cho ra con đường tự tại.
Gửi ý kiến của bạn