4- Quán Nhân Duyên
13-5-2000
Hôm nay tôi phải chép lại những điều trong bài “Quán Hữu Quả và Vô Quả.” Khi tôi chép bao giờ tôi cũng dễ nhớ và dễ hiểu hơn. Tôi đã nhảy một bài chỉ mới đọc phân nửa, đó là bài Quán Nhân Duyên, vì tôi đang nôn nóng muốn biết rõ về “Quả.”
“Bất cứ cái gì thực thì đã thực hiện, tại sao nó còn phải sanh ra lần nữa? Giống như cái gì đã làm thì không cần phải làm lần nữa, và cái gì đã đạt được thì không cần phải đạt được lần nữa. Vì vậy cái thật không sanh ra lần nữa.” (trang 41).
Nơi hàng 48, có những câu về quả.
“Nếu một quả không phải do bất cứ thứ gì tạo nên thì nó phải là thường hằng, như Niết bàn. Nếu quả là thường hằng, thì tất cả hữu vi pháp đều là thường hằng.”
“Khi hữu sanh ra, vô thường đã có sẵn ở trong đó, nhưng chưa phát tác và hữu bị hủy diệt.
1/ Khởi đầu sanh hiệu lực nên sanh ra —> hữu.
2/ Sanh + diệt + trụ có hiệu lực nên —> hữu duy trì.
3/ Cuối: lão là sự thay đổi từ sanh —> trụ —> diệt.
4/ Vô thường hủy diệt thường hằng nên bốn hiện tượng sanh ra.
29-5-2000
If your thought is a rose,
You are a rose garden.
If it is a thorn,
You are fuel for the bath stove.
(Nếu niệm của bạn là đóa hồng,
Bạn sẽ là vườn hoa hồng.
Nếu nó là gai nhọn,
Bạn sẽ là dầu đun lò nước tắm).
Những câu thơ đẹp đẽ trên và phương pháp thực hành rất thiền dưới đây không phải là của Phật Giáo, mà được tìm thấy trong quyển sách đạo của Sufism, một hình thức Hồi giáo khắc khổ. Quyển sách mang tựa đề Living Presence - Voluntary Attention, a Sufic Way to Mindfulness & the Essential Self (Hiện diện Sống động Chú tâm Tự nguyện: con đường đi đến sự tỉnh thức theo Sufism & cái Ngã chân bản) do tác giả Kabir Edmund Helminski soạn thảo. Dưới đây là một vài đoạn về phương pháp rất “thiền” của tôn giáo này, mà tôi cảm thấy việc tìm hiểu nó có thể mang đến sự QUÂN BÌNH nội tâm đến từ tâm thức hài hòa bất phân.
“Tại sao chúng ta tìm hiểu sự chú tâm? Cơ năng nào của chú tâm? Có thể nói rằng con người là sự chú tâm. Tất cả những gì khiến phải chú tâm – dù bên ngoài hay bên trong – đó là lúc chúng ta sống trong hiện tại. Vì vậy, nếu chúng ta chỉ quan tâm đến thế giới bên ngoài, thì chúng ta đánh mất đời sống nội tâm. Chúng ta không hẳn chỉ chú tâm mà phải quân bình giữa rộng và hẹp, thế giới bên ngoài và bên trong, đời sống vật chất và đời sống tâm linh.
“Đời sống đòi hỏi nhiều đến đỗi không một ai trong chúng ta có thể chịu được thiếu sự quan tâm tỉnh thức hoàn toàn...
“Chúng ta thấy khó khăn như thế nào khi phải chú tâm. Ở giây phút chúng ta nhận thấy điều gì, lúc đó không có sự cố gắng. Sự cố gằng bắt đầu khi ta rán chú tâm. Chúng ta có thể cố gắng đem ta đến trạng thái chú tâm, nhưng ta không thể giữ nó không bị phân tán. Khả năng tự nguyện chú tâm của ta rất nhỏ nhoi.”
“Thế giới được chi phối do bởi người này nắm bắt được sự chú tâm của người khác. Cho đến khi ta phát hiện khả năng chú tâm một cách tự do, chúng ta sẽ là con mồi của những người chiếm độc quyền sự chú tâm trong lãnh vực chánh trị hay kinh tế.
“Nếu chúng ta không phân biệt được sự tự nguyện hay không tự nguyện của sự chú tâm, thì chúng ta đang sống trong mơ. Làm việc với chú tâm là đi vào tất cả công việc của ‘chính ta’. ‘Hành động từ chính ta’ là sự đo lường của ý muốn thật.”
“Nghiên cứu về chú tâm cũng chính là nghiên cứu về cái ngã và chân ngã. Một trong các đức tính của ngã chính là nó có ít sự chú tâm về chính nó, thay vì vậy, sự chú tâm của nó bị nắm bắt hay lôi cuốn bởi thứ gì nó thích và không thích. Cái ngã tỉnh thức, mặt khác, có thể hướng dẫn và duy trì sự chú tâm.
.”.. Với sự hiện diện, chúng ta có thể vượt qua sự nhận diện một cách vô thức trước các tiến trình (về tư tưởng, cảm xúc, và ấn tượng tâm linh) và biết chính ta là ai. Ta có thể tránh khỏi trở thành nạn nhân của chính tiến trình vô thức của mình.
.”.. Đưa sự chú tâm trọn vẹn và tự ý vào mọi sự dồn nén và tắc nghẽn cảm xúc sẽ tạo thành một sức mạnh chuyển hóa.
.”.. Hiện diện cho phép thể hiện một sự chú tâm hai chiều, chính là cơ bản của liên hệ và truyền đạt. Với sự chú tâm hai chiều đó, chúng ta ý thức được đồng lúc trạng thái tâm của chính ta và của người khác.
.”.. Dần dần, ta sẽ học cách duy trì một sự tập trung thường xuyên và liên tục, nhờ kiên nhẫn và thích thú. Ta có thể xây dựng một hình ảnh tùy ý, hoặc bảo trì một trạng thái cảm thụ. Quan sát này tự nó tạo quân bình trong nội tâm. Sự hiện diện quân bình nội tâm đó sẽ trở thành một nguồn gốc và nền tảng cho chính sự chú tâm.
.”.. Chú tâm phát triển như là một người giữ cổng kiểm soát lấy mọi cảm xúc của ta.
.”.. Khi ta chú tâm một cách có ý thức đến người khác – nhằm tạo hành động hay dịch vụ cho họ – ta cũng trao tặng cho họ tâm hồn ta, và đó chính là sức mạnh của tâm hồn.”
Thứ Hai 5-6-2000
Tôi không ngờ phải học đi học lại bài học của mình, và những điều chính mình đã viết ra từ lâu. Đó cũng là nhờ đọc quyển Living Presence nói trên.
Sự thức tỉnh và giây phút hiện tại phải đi đôi. Không có cái này thì không có cái kia. Bài Voluntary attention lại càng nhắc nhở cho tôi hơn. Đó là sự quan tâm, mà sự quan tâm này lại không có sự ràng buộc, bận rộn, bị ảnh hưởng của trí đời, hơn thua, traanh chấp, hay gọi là sự tính toán. Tất cả những điều trên đều che mờ tâm sáng như gương của mình. Vì thế tại sao nhiều người khôn quá lại đâm ra dễ mắc lừa, bị gạt gẫm.
Tôi có tâm tự nhiên, không tính toán, nhưng tôi lại dành sự dễ dãi cho chính mình, và từ sự dễ dãi đối với mình tôi lại dễ dãi đối với người, vì thế nhiều lúc tôi thấy tâm người thay đổi tôi lại bỏ qua. Khi bỏ qua dễ dãi, tôi lại buông bỏ cái thấy của mình, cái thấy phải giữ liên tục thì mới được sáng suốt. Mình không nên lười biếng để tâm ngủ quên. Đó là lúc ta bị người gạt gẫm mà không biết hoặc biết mà cứ để bị gạt vì thương người, tin người, và gạt gẫm ngược lại, bào chữa ngược lại cho người.
Tôi phải đọc lại bài số 25 Sự Tịnh Tâm trong Hồn Thiêng Dân Tộc.
25. SỰ TỊNH TÂM
Làm sao để tâm lúc nào cũng yên tịnh trong mọi trường hợp và không toœ cho mọi người thấy sự hiểu biết cuœa mình?
Làm sao để mình lu mờ trong đám đông, lúc nào cũng lặng lẽ, dịu dàng, chìm khuất?
Khi tâm ta yên tịnh được thì trí huệ.
Khi đứng trước mọi việc thì trí óc ta đừng làm việc, đừng suy nghĩ, lý luận, nhận xét. Cứ giữ một chữ không thì cái biết sẽ đến. Cái biết đến có thể không liên hệ đến mọi sự việc xaœy ra trước mắt mà nó là gốc rễ cuœa mọi việc xaœy ra trước mắt, mà nếu dùng phàm tánh ta sẽ không thấy được. Cái thấy thật sự đó mới giúp ta. Đó là ánh sáng để hướng dẫn ta trong mỗi giây phút.
Nếu tâm không yên tịnh thì trí sẽ nhaœy ra phán xét và sự phán xét đó sẽ đưa ta đến sai lầm. Chỉ có sự yên tịnh, không tánh mới giữ ánh sáng và đốt ánh sáng đó luôn luôn trong ta.
Sự chớp tắt càng ít thì cuộc đời ta bớt sai lầm. Phaœi thức tỉnh luôn luôn, phaœi quên mình luôn luôn; quên cái biết đi, buông boœ nó đi để trơœ về với chân như, trơœ về với ánh sáng, với nguồn cội.
Tâm yên tịnh được thì trí huệ thật khó lắm chăng? Ai cũng muốn điều đó, cũng nghĩ rằng mình đã đến mà mấy ai thật sự đến.
Có bao nấc thang để đi đến sự bình tịnh đó. Mỗi mức đến đều có một cánh cưœa mới mơœ ra. Ta đi mãi, mơœ mãi sao vẫn còn muôn ngàn cánh cưœa. Mỗi cánh cưœa mơœ ra đưa ta đến gần với ánh sáng hơn, hấp thụ thêm nhiều ánh sáng hơn, thấy nhiều ánh sáng hơn và sống nhiều trong ánh sáng hơn.
Càng đến gần ánh sáng nhiều, ta càng gần đến ta nhiều hơn. Ta đi sâu vào ta nhiều hơn, ta thấy ta nhiều hơn, ta âm thầm cô độc nhiều hơn; càng âm thầm cô độc, càng thanh tịnh, an lạc, chứ không phaœi khổ đau.
Cái yên, cái tĩnh dũng mãnh, sáng suốt, cứng rắn như sơn thạch, không ai phá vỡ được. Cái dũng mãnh đó chỉ có ở những người thật tâm tu sửa, thật tâm cỡi bỏ.