10. Hạnh nguyện hay ý nguyện

26 Tháng Mười 201811:19 SA(Xem: 1755)
10. Hạnh nguyện hay ý nguyện

 10. Hạnh nguyện hay ý nguyện

9-2-2000 – 12:00 giờ khuya

Đã gần hết tháng hai năm 2000, mà tôi cứ vẫn ghi năm 1999 khi viết nhật ký, cứ phải sửa lại mãi.

Hồi tối, sau khi ăn cơm xong, Thịnh tiếp Tài chùi những ly và bình hoa. Chị Hai và tôi tiếp Tina gói lễ vật để chuẩn bị đám hỏi của Thịnh vào cuối tuần nay. Nào là rượu champagne, cognac, trà, bánh, vân vân...

Hôm nay Tài được nghỉ lễ nên đưa hai mẹ con tôi đi đặt xôi gấc và mua quà ở tiệm bánh Vân, các bạn tôi có kinh nghiệm gả cưới khuyên không nên đi lễ đàn gái bánh xu xê, bánh cốm, vì sau khi tiệc xong mang biếu họ hàng thì hay bị hư, phần nhiều phải vất bỏ. Tôi đặt trà sen và một số bánh đặc biệt để bày trên trên mâm quả, còn 20 phần bánh và trà thì gói giấy đỏ đặt vào túi xách vì nhiều quá. Hộp bánh hơi to, lại thêm hộp trà, gói thì đẹp nhưng phải đựng vào khoảng ba, bốn túi xách lớn mới đủ.

Mẹ tôi bảo ngày thứ Tư là ngày lành mẹ sẽ mua đèn và trầu cau vôi cho tốt. Tối nay mẹ đến ngủ trong phòng Thịnh để ngày mai kiểm lại hết các món quà xem có thiếu thứ gì  không.

 

Tôi làm việc ở nhà lo cho đám hỏi con, nhưng đầu óc thực ra chỉ nghĩ đến những bài sắp phổ biến. Khuya hôm qua tôi đã sửa lại bài về Phật Giáo Hòa Hảo.  Anh Tài cho hay anh Cao Xuân Huy đã scan xong hình của tiến sĩ Sergei Blagov, nhà báo người Nga và là giáo sư dạy về PGHH và Cao Đài ở đại học bên Nga.

Anh Huy đã e-mail cho tôi, vì lúc tôi và Tài ghé báo Người Việt thì anh Huy và các phóng viên, chủ nhiệm, tổng thơ ký, và nhân viên của báo Người Việt đang dùng cơm trưa. Chị Đỗ Ngọc Yến cho hay anh Yến, chủ nhiệm và là người sáng lập tờ báo  đã rời bệnh viện về nhà, nhưng phải mang bọc nước tiểu bên người vì thận không làm việc.

Tôi nói với anh Tuyển, trong ban biên tập là cách đây mười năm tôi hay nói đùa với các anh ở báo Người Việt là sau này khi đến chơi tòa báo tôi sẽ thấy các anh chị chống gậy, lưng còm, chào nhau bằng “cụ ạ!” Bây giờ thì chưa đầy mười năm đã đi hết mấy anh, anh Lộc, anh Lê Đình Điểu, còn nhạc sĩ Trần Đình Quân thì bị mất trí nhớ.

Anh Tuyển cười bảo: “Bởi vì các ông ấy nhanh chân.” Tôi thấy các ông nhà báo đều rất lẹ miệng, và luôn luôn tếu.

*

Mỗi đêm khi thức giấc, tôi đều được các bậc giác ngộ dạy dỗ qua những tác phẩm họ lưu truyền.

Herman Hesse là một trong những người dạy dỗ tôi rất nhiều. Tôi quý quyển Siddharta của ông từ khi còn trẻ, chỉ một quyển đó mà đến nay tôi chưa học hết những gì ông dạy. Đó là một trong mười ba quyển ông xuất bản.

Đêm nay tôi chọn một bài Herman Hesse viết năm 1919: Self-will trong quyển “If the War goes on” (Nếu chiến tranh tiếp diễn), những suy tư của ông về Chiến tranh và Chánh trị.

Herman Hesse nói rằng, có một đức tính mà ông yêu thích, đó là Hạnh nguyện (nguyện vọng, tự nguyện, ước vọng riêng). Thường thì những đức tính khác mà sách vở hay thầy chỉ dạy đều có tính cách vâng lời. Đối với  ông thì Hạnh nguyện cũng có tính cách vâng lời, nhưng không phải vâng theo các luật của loài người (nhân luật) đặt ra, mà là theo luật của thiêng liêng. Đó là luật riêng của tâm, đó là ý chí, ý nguyện riêng của cá nhân.

Herman Hesse đặt câu hỏi: “Thế nào là ước nguyện riêng? Đó là một ước nguyện, ước vọng riêng của một cá nhân.”

Tất cả những gì trên mặt đất, mỗi mỗi sự vật, đều có một ước nguyện riêng. Mỗi viên đá, hòn sỏi, ngọn cỏ, đóa hoa, mỗi con thú đều sinh trưởng, sống, cử động, cảm giác hài hòa, với ước nguyện riêng của nó, vì thế nên thế giới mới tốt, giàu, và đẹp. Chúng đều mang trong mình một định luật riêng, và theo định luật đó một cách chắc chắn không thay đổi.

Chỉ có hai loại thụ tạo sống ngoài định luật đó là con người và thú vật nuôi trong nhà, sống theo nhân luật, và nhiều khi định luật này bị phá đi và đổi thay do chính con người.

Và điều lạ lùng là những người sống ngoài định luật nhân tạo đó thường khi bị hành quyết trong cuộc đời của họ. Và những người có hạnh nguyện riêng thường chọn lựa cái chết hơn là phản bội lại nguyện vọng của mình.

Herman Hesse cho rằng những người công dân tốt biết vâng lời không phải là anh hùng, chỉ có những người tạo cho mình một hạnh nguyện riêng, luật cao thượng riêng trong định mệnh của mình mới là bậc anh hùng, và vị anh hùng này mới có thể hoàn thành định mệnh của mình.

Người có hạnh nguyện riêng chỉ quý trọng một điều. Đó là sức mạnh bí mật trong bản thân đã giúp họ sống và trưởng thành. Sức mạnh này không để dành, gia tăng, hay đào sâu hơn bằng tiền bạc hay quyền lực, bởi vì tiền bạc và quyền lực chính là tạo tác ra sự không tin cậy (nghi ngờ).


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 2024
01 Tháng Tư 2007
01 Tháng Ba 2007
01 Tháng Giêng 2007
1,863,880