- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Trên con đường tu tập, dù lâu hay mới bước vào, đều không phải chỉ tiến mà vẫn có lúc trì trệ hoặc thụt lùi, tùy theo hoàn cảnh, cảnh ngộ hay sự xáo trộn, khảo đảo, bất hòa giữa ta và người xung quanh.
Đức Thầy dạy ta nhẫn hòa nhưng ta cũng nên tự hiểu không phải lúc nào ta muốn nhẫn muốn hòa thì người cũng muốn nhẫn muốn hòa. Khi hai bên cùng hành nhẫn chan hòa mới đi đến hòa hợp.
Muốn nhẫn hòa cần phải chịu đựng, chịu thua, nhịn nhục, và có những trường hợp phải tự buông để tiếp tục hành trình. Nếu không buông được thì tự mình hạn chế lấy chính mình, nhưng đó là tự ngăn con đường tiến hóa của mình. Có khi phàm tánh của con người nổi lên, ta sẽ trở nên giận dữ, oán hờn, thù nghịch và tự kéo mình vào cõi vô minh.
Nếu không buông được sự bất hòa hợp vì sự khác biệt quá xa từ tư tưởng lẫn bản tánh của người, vân vân… thì con đường tu tập sẽ bị đứt đoạn, rất khó trở về thể tánh trong sáng mà ngày nào ta đã tìm thấy.
Còn hít thở không khí, tim còn đập, còn sống với người, và nhờ người để trao đổi, trao dồi, tu tập, thì ta vẫn luôn như người diễn xiếc đi trên sợi dây giăng cao. Khi tâm ta không an định, ta sẽ mất thăng bằng nghiêng chao bên này bên kia, thì việc té nhào ắt xảy ra tức khắc.
Ta phải thoát ra chính mình để tâm ta luôn bình an mà không cần phải nhẫn nhục hay chịu đựng.
Nhẫn nhục, chịu đựng, đó là những cảm giác bị xúc phạm tự ái hay cái tôi còn hiện hữu, cái tôi chỉ nên hiện hữu để biết, nhưng đồng thời không hiện hữu để dễ dàng buông bỏ, tâm không, thì mới thật là chánh tâm chánh giác an định thật sự.
Gửi ý kiến của bạn