- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Độc lập và tự chủ là con đường tự cứu lấy mình
- CHƯƠNG I: TÂM KHÔNG LÀ CÁNH CỬA SÁNG TẠO
- CHƯƠNG II: HÀNH TRÌNH HƯỚNG THƯỢNG
- CHƯƠNG III: GIÁ TRỊ TỪ SỰ ĐỘC LẬP
- CHƯƠNG IV: ĐẠO SẼ PHỤC HƯNG RỰC RỠ
- CHƯƠNG V: PHỤC HƯNG ĐẠO GIÁO DÂN TỘC
- PHỤ LỤC: BỐN DI TÍCH QUAN TRỌNG CỦA ĐỨC PHẬT THẦY TÂY AN
- TINH THẦN CỦA GIÁO LÝ TỨ ÂN VẪN CÒN MÃI
- MỘT SỐ HÌNH ẢNH DI TÍCH
- TÁC GIẢ - TÁC PHẨM
- No Title
Tính chủ quan thật ra rất nguy hiểm, nhất là cho những người về già. Chủ quan chẳng những là làm khó cho người xung quanh mà còn làm hại cho chính mình.
Chủ quan là chỉ thấy mình đúng mà luôn thấy người khác sai.
Có nhiều người quên rằng tu là sửa, sửa mình, quán xét, quán chiếu hành động và lời nói của mình; nhưng trái lại họ chỉ nhìn, nhận xét hay phán xét người khác mà quên nhìn ngược lại chính mình.
Tu mà chủ quan thì tu càng lâu càng nhốt mình vào kinh giảng sách vở, thuộc lời dạy của Phật, của Chúa, của Đức Thầy, nhưng lại không thực hành những lời dạy của các Ngài.
Tu là phá vỡ màn vô minh thành kiến chủ quan của mình. Đó là điều tiên quyết, mà không phá vỡ được cái màn vô minh chủ quan đó thì hành giả không tiến đến giải thoát.
Tu không phải là chỉ mượn lời của Phật của Chúa, của Đức Thầy ra dạy đời, lòe thiên hạ rằng mình thông suốt kinh điển; mà phải thấm nhuần kinh điển, thấm nhuần lời dạy của Phật, của các vị Giáo Chủ; và từ đó lời nói và hành động của hành giả toát ra phải đi đôi, song hành, phải sống đạo.
Dùng lời của Phật của Chúa, của Đức Thầy để lòe thiên hạ, để gạt lấy chính mình là một trọng tội. Vì đó là sự lặp lại, học thuộc lòng để trả bài chứ không phải thật tu. Đó là dùng Phật pháp để đóng kịch.
Tu để hướng đến giải thoát hay tu để làm kịch sĩ tôn giáo là sự lựa chọn của mỗi người.
Gửi ý kiến của bạn