11- Học hỏi về tánh không

13 Tháng Tư 20179:46 CH(Xem: 2099)
11- Học hỏi về tánh không

11- Học hỏi về tánh không

Chủ nhật 20-12-98

Tôi nhớ hồi lúc mới quen với Tài, ông xã tôi, anh cho tôi mượn quyển Câu chuyện của Dòng sông, bản dịch của Phùng Khánh tức ni sư Trí Hải, từ quyển Siddhartha của Herman Hesse. Đó là cuốn sách đầu tiên tôi đọc say mê không ngừng. Bây giờ quyển On Voidness (Về Không tánh) bản dịch của Fernando Toda và Carmen Dragonetti, giáo sư đại học National Universities of San Marcos ở Lima, Peru, và Buenos Aires ở Argentine. Tôi cũng hết sức say mê cảm phục tác giả.

Tôi cảm thấy thương hại cho chính mình, vì sau biết bao năm suy tư học hỏi đọc sách, sự hiểu biết của tôi so với hai ông chỉ là một bong bóng nước, phồng lên rồi tan biến ngay không cần một ngọn gió hay một hơi thở. Tôi thật quá đáng tội nghiệp!

“By the person who seeks the truth, it must be said at the beginning (of his search): ‘All things exist”; afterwards, when he knows the nature of things and is liberated from desire, for him there is separatedness.”

(Người  tìm chân lý, lúc khởi đầu (đi tìm) cho là “Mọi vật hiện hữu”; sau đó, khi biết được bản chất vạn vật và được giải thoát khỏi tham dục, người đó sẽ có sự cách ly).

“Those wicked persons, who having not grasped the meaning of Voidness, and having come up to a mere hearing (of Doctrine), do not accomplish meritorious deeds, are destroyed.”

(Kẻ bất thiện, vốn không nắm bắt được ý nghĩa của Không tánh, chỉ biết nghe (giảng Pháp), chứ không tích tụ được công đức, sẽ bị hủy diệt).

Phía sau sách có chú thích thêm về những người này: họ không vượt được chủ thuyết hay giáo lý, chỉ biết nghe “lời giảng” mà thôi, mà không nắm được ý nghĩa hay hành động theo giới luật; họ không tuân hành lời dạy của Đức Phật.

Một đoạn trong phần chú giải làm tôi hết sức quan tâm.

Đức Phật hạn chế trong lời dạy của Ngài. Không những Ngài dạy hành động con người luôn luôn đi theo hoàn cảnh và những hình thức đầu thai, mà những hành động sẽ nhận được sự thưởng phạt về tinh thần. Đức Phật còn dạy đặc tính về vô thường, sự không thật và không hiện hữu của hành động, của những cảnh ngộ, và những lần đầu thai, và tất cả đều không thật sự gây ra. Lời dạy của Ngài được đưa ra bằng siêu hình học.

 

Tôi đọc tiếp bài cầu nguyện trong On Voidness: The Sixty Stanzas of Reasoning.

Đoạn 35 viết:

“If the Victorious Ones have said that Nirvana is the only true thing, then which man could think that the rest is not false?”

“Nếu những Bậc Chiến Thắng (Chư Phật) dã dạy chỉ có  Niết bàn là chân thật, thì ai là kẻ có thể nghĩ những gì còn lại không phải giả?”

Đoạn 36 viết:

“So long as there is agitation of the mind, (mind) is the domain of Mara. If that is so, why is not admitted that faultlessness is there?”

(Khi tâm còn động loạn, tâm là cõi Ma. Nếu vậy, sao không nhìn nhận có sự vô lỗi?)

Trong phần giải thích ghi: Những sai lầm của con người, như vô minh và đam mê hiện diện trong tâm, thì cũng có sự vô lỗi hay hoàn hảo trong đó, thí dụ như sự vắng mặt của vô minh và đam mê (trong tâm có hữu tất có vô) trong tâm. Trong tâm con người cùng lúc có sự trầm luân, sự hủy diệt, lẫn sự cứu rỗi.

Đoạn 37 viết:

“Since the Buddhas have said that the world has ignorance as its cause, then why is not admitted that this world is (only) a mental creation?”

(Bởi Chư Phật dạy thế gian này vốn do nhân của vô minh, thì tại sao không nhìn nhận thế gian này (chỉ là) do tâm tạo tác?)

Phần chú giải nói: Vô minh chỉ là một hành động thuộc tinh thần, vì vậy, nó chỉ dậy khởi trong sự cấu tạo của trí óc.

Đoạn 38 viết:

“How could a thing, which ceases when ignorance ceases, not reveal itself as a mental creation (coming forth) from ignorance?”

(Một vật ngưng đoạn khi vô minh ngưng đoạn, sao lại không tự bộc lộ chính nó là tạo tác tinh thần (đến) từ vô minh?)

Phần chú giải ghi rằng: những gì ngưng do chỉ một hành động của trí óc, thì cũng mang tính cách tinh thần (tâm).

 

Tôi đọc lại đoạn 1 của “The Seventy Stanzas on Voidness”:

“Although the Buddhas, according to the world’s convention, speak of permanence, birth, and destruction, of existence and non-existence, of inferiority, sameness and superiority, according to the true reality, nothing (of that) exists.”

(Dù Chư Phật, theo thế đế, nói đến vô thường, sanh và tử, hữu và vô, hạ và thượng và đồng nhất, nhưng theo chân đế thì không gì thật sự hiện hữu).

Phần chú thích nhắc lời Đức Phật nói khi Ngài sắp nhập Niết bàn, rằng suốt mấy mươi năm giảng dạy Phật Pháp, Ngài chưa nói gì. Nói khác hơn, Đức Phật, khi giảng Pháp, Ngài phải dùng từ ngữ để con người có thể hiểu được về cõi luân hồi mà họ đang sống và thường tin là có thật (thế đế hay sự thật của thế gian), nên họ mới phải ngụp lặn trong đau khổ. Thật ra, Đức Phật không nói gì, vì chân đế (chân lý thật sự) vốn không có ngôn ngữ.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Ba 2024
01 Tháng Tư 2007
01 Tháng Ba 2007
01 Tháng Giêng 2007
1,863,880