- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Có trí huệ khi tỉnh thức toàn vẹn
- CHƯƠNG I: Thức tỉnh, sáng suốt để bước vào Đại Đạo
- CHƯƠNG II: Có trí huệ khi tỉnh thức toàn vẹn
- CHƯƠNG III: Lòng từ bi giúp con đường đạo
- CHƯƠNG IV: Tu Nhân học Phật là con đường thức tỉnh giác ngộ
- CHƯƠNG V: Hạt giống Đạo ăn sâu vào lòng đất mẹ
- TIỂU SỬ TÁC GIẢ NGUYỄN HUỲNH MAI
23-9-2012.
Dù cho có đủ bi, trí, dũng nhưng không có một trái tim mạnh mẽ thì cũng chẳng làm nên điều gì có ích cho việc chung.
Nếu trái tim không mạnh thì tâm lực vẫn còn yếu đuối. Khi trái tim yếu ta vẫn còn bị tình cảm lôi kéo dẫn đường và còn bị tình cảm dẫn đường, như thế rất dễ sai đường lạc lối.
Bi trí dũng cần nhưng hướng đi còn cần thiết và quan trọng hơn nữa.
Nếu trái tim còn yếu thì bi sẽ lụy, trí sẽ không tuệ mà trở lại lu mờ và dũng mãnh sẽ mất hay thay vì dũng mãnh để đi cho đến đích, đi đúng đường lại dễ dàng quẹo trái hay quẹo phải theo tiếng gọi của con tim yếu đuối.
Như vậy khi có bi trí dũng ta cần vượt lên và phải đại từ đại lực đại từ bi với một trái tim mạnh mẽ, để chiến thắng con tim, chiến thắng tình cảm cá nhân mà tự hướng mình và mọi cá nhân như gia đình, ruột thịt, đồng đạo cùng đi đến một mục đích cao cả hơn là tình yêu đại đồng nhân loại.
Trong quá khứ đã có không biết bao nhiêu người có đại nguyện hy sinh cho đạo, cho đời, nhưng không biết bao nhiêu người ngã gục vì trái tim từ bi yếu đuối của mình.
Đã bao nhiều người có lòng từ bi mà bị đánh gục vì từ bi, vì “yếu điểm từ bi hỉ xã” của mình.
Ta cần tu học để có lòng từ bi, nhưng từ bi cần ứng dụng cho đúng thời đúng cách và đúng người hay nhóm người. Nếu không ta sẽ bị đánh gục vì cái yếu điểm này.
Làm thế nào để lòng từ bi thoát khỏi sự bị lạm dụng của người khác dù người thân xa hay gần.
Lòng từ bi là trái tim là trung tâm điểm của mọi người dù tu hay không tu. Ta sống tốt hay sống xấu, nên hay hư, đắc đạo hay không là do nó. Trái tim là thủ phạm đã gây bao nghiệp quả, bao thăng trầm của đời sống.
Trái tim rất tốt, rất quý cho con người mà nó cũng là một hung thần.