- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Có trí huệ khi tỉnh thức toàn vẹn
- CHƯƠNG I: Thức tỉnh, sáng suốt để bước vào Đại Đạo
- CHƯƠNG II: Có trí huệ khi tỉnh thức toàn vẹn
- CHƯƠNG III: Lòng từ bi giúp con đường đạo
- CHƯƠNG IV: Tu Nhân học Phật là con đường thức tỉnh giác ngộ
- CHƯƠNG V: Hạt giống Đạo ăn sâu vào lòng đất mẹ
- TIỂU SỬ TÁC GIẢ NGUYỄN HUỲNH MAI
24-6-13 – 8 giờ sáng.
Sự thức tỉnh giúp cho trí óc ta huệ mẫn, bắt kịp mọi sự dậy khởi có thể đánh động tâm thân trí khiến ta phản ứng buồn vui, rầu rĩ hay giận dữ.
Nếu thức tỉnh kịp thời ta có thể ngăn chận mọi tiến trình của lục căn lục trần, tâm thân ý tạo nên hành động nhất thời để phản ứng bất lợi cho chính mình khiến mình ngồi đứng không yên, thao thức, bồn chồn có khi sanh ra bệnh hoạn vì lo nghĩ quàng xiêng.
Sự trưởng thành của cái Thức giúp ta bảo vệ tốt não bộ không bị đánh động tiêu hao bệnh hoạn, suy nghĩ lệch lạc hay hoang tưởng thế này thế nọ về mình, về người.
Khi não bộ được bảo vệ trí óc ta huệ mẫn, sáng suốt, bình tĩnh, đoan trang, an nhiên tự tại không còn bị khống chế bời nội tại và ngoại tại sẽ đạt được sự trống không an định.
Khi não bộ mạnh, tâm an định cho dù là có ốm đau, thất bại hay bất ngời bị mất mát, ta mới chịu đựng được mưa phong bão táp mà không bị gục ngã, tiêu hao, rã rời không còn gượng lại được, dễ sanh mất trí, tâm thần.
Trong thời hạ ngươn mạt pháp này có biết bao điều xảy ra như trong chớp mắt đã thay đổi bao con người và cảnh ngộ một cách bất thần không hề đoán trước được dù có bao bộ máy đo về thời tiết hay thiên tai thần kỳ.
Khoa học có đi kịp sự biến chuyển của thiên nhiên chăng hay khoa học chỉ ở trong giới hạn của khả năng con người?
Con người không thể tiến nhanh đối với vận tốc biến chuyển của thiên nhiên hay sự vận hành của vũ trụ.