- NỘI DUNG
- DẪN NHẬP: Có trí huệ khi tỉnh thức toàn vẹn
- CHƯƠNG I: Thức tỉnh, sáng suốt để bước vào Đại Đạo
- CHƯƠNG II: Có trí huệ khi tỉnh thức toàn vẹn
- CHƯƠNG III: Lòng từ bi giúp con đường đạo
- CHƯƠNG IV: Tu Nhân học Phật là con đường thức tỉnh giác ngộ
- CHƯƠNG V: Hạt giống Đạo ăn sâu vào lòng đất mẹ
- TIỂU SỬ TÁC GIẢ NGUYỄN HUỲNH MAI
27-12-12 – 9 giờ sáng.
Muốn tiêu trừ phiền não ư?
Muốn tiêu trừ phiền não thì không có cách nào khác hơn là phải nhìn thẳng vào sự thật, nhìn mọi sự việc, con người, hoàn cảnh, như là (as is).
Đó là một cái nhìn trực diện không qua lăng kính, không qua kinh nghiệm bản thân, không nhìn với lòng ước mong như thế này, như thế kia, nhìn với một nội tâm phẳng lặng không vui, không buồn, tự tại.
Với cái nhìn đối với trần thế như vậy thì mới đạt được thiên đàng tại thế.
Không phiền não không có nghĩa là không đau khổ, hay dửng dưng: mà là chấp nhận mọi tình cảm của chính mình và biết tự hóa giải nó hay tự trung bình hóa chính mình.
Trung bình hóa chính mình hay tự hóa giải chính mình đó là con đường giải thoát khỏi sự đau khổ.
Tự giải thoát khỏi cái khổ bằng chính mình chứ không phải trốn tránh nó hay dùng tiền, tình, phương pháp đối phó.
Cái khổ càng đối phó càng khổ hơn. Càng diệt khổ càng đi sâu vào cái khổ nhiều hơn.
Muốn hết khổ chăng? Khổ không hết được. Chỉ có dứt khổ bằng cách vượt khổ bằng cách chấp nhận nó, nhìn rõ nó, không luận bàn, không lý luận, không so đo người này với người kia, hoàn cảnh kia với hoàn cảnh nọ, hay người như thế này cớ sao tôi lại thế kia, sao tôi thương người mà người chẳng thương tôi hay vì sao người không hy sinh bằng tôi đã hy sinh, vân vân...
Khi cái khổ đến, ta càng lý luận ta càng khổ thân. Nếu ta không nhìn được thật tướng của cái khổ ta sẽ khổ mãi mãi khôn nguôi.
Cái khổ là món quà cho ta đi đến giác ngộ, ta phải trân quý nó vì nó là tiếng chuông cảnh tỉnh.
Nếu một tiếng chuông không làm ta tỉnh giấc thì nhiều hồi chuông sẽ dần dần giúp ta giác ngộ.
Tu học là để nghe được tiếng chuông, tâm thân ý ta quy tụ lại. Ta nhiếp tâm chuyển tánh.
Khi nhiếp tâm chuyển tánh thì ta giác ngộ.