32. CỐ GẮNG VƯỢT KHÓ KHĂN, NHƯNG KHÔNG LẦM ĐƯỜNG TUỘT DỐC - hay: CHƯỚNG NGẠI NGUỒN

23 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 69178)
32. CỐ GẮNG VƯỢT KHÓ KHĂN, NHƯNG KHÔNG LẦM ĐƯỜNG TUỘT DỐC - hay: CHƯỚNG NGẠI NGUỒN

 

2-8-09 – 0 giờ khuya

 

Tất cả chướng ngại đều do chướng ngại đầu tiên – tức chướng ngại nguồn, mà nguồn gốc của chướng ngại là chính mình.

 

Tất cả mọi việc làm khó khăn, trở ngại, thất bại hay thành công đều khởi nguồn từ mình. Và mình nên đặt câu hỏi trực tiếp là: “Mình có cố gắng để vượt trở ngại chưa? Mình đã hết lòng để vượt trở ngại chưa? Hay gặp trở ngại là mình chùn bước ngay để không còn gặp phiền phức khó khăn nữa?”

 

Việc dễ nhất, nhàn nhất là bỏ cuộc. Vậy thì hai chữ hy sinh, cố gắng vượt qua trở ngại ở đâu? Ta lấy đâu để chứng minh cho sự cố gắng vượt trở ngại để giúp đạo, giúp đời?


Giúp đạo, giúp đất nước có rất nhiều con đường miễn là mình chân thật nhìn thật tướng của mình là mình có thật sự lo cho đạo hay mình dùng các phương tiện để lo cho cá nhân nhằm hưởng thụ hay tạo điều kiện để thỏa mãn nhu cầu riêng tư.

 

Muốn làm việc gì cho thành công ta nên cố gắng hết mình và giữ cho ý chí bền vững, kiên tâm kiến tánh, suy nghĩ tận tường, và không làm theo sự bốc đồng. Việc gì làm theo sự bốc đồng ta rất dễ bỏ cuộc.

 

Việc đạo, việc đất nước ta không thể làm theo tùy hứng. Đó không phải là việc làm lúc rỗi rảnh, không công rỗi nghề, thích thì làm không thích thì bỏ, dễ thì tiếp tục còn gặp khó khăn thì lấy mọi lý do để xoa tay bỏ cuộc.

 

Việc đạo, việc nước là một công trình dài cả trăm năm, đáng cho ta đánh giá cả một đời người. Ta không thể làm tùy hứng, nông nổi và bồng bột. Nếu quyết định, ta phải đánh đổi cả một cuộc đời để cho đạo pháp và dân tộc được triển khai rực rỡ. Phải dốc toàn lực để dấn thân làm việc cật lực, tìm mọi con đường và phương hướng lương thiện để con đường phục vụ được hoàn mỹ chu toàn.

 

Khi quyết định dấn thân tự nhiên những phương thức làm việc sẽ nảy sinh phát khởi. Có gặp khó khăn đi nữa cũng chỉ là một phát pháo khởi đầu, cho ta một con đường mới nhằm tung cánh cửa mà vì tâm phân biệt nên ta không muốn mở.

 

Sự sáng tạo sẽ đến khi ta dám bước tới một thế giới mà ta chưa bước đến và chưa tiếp xúc với con người sống trong đó.

 

Mỗi thế giới có một vương quốc riêng, luật lệ riêng, cách sống riêng, ngôn ngữ và lối suy nghĩ riêng. Có bước vào ta mới mở rộng mắt để nhìn, mở rộng tai để nghe. Ta mới bắt đầu học hỏi hiểu biết cái thế giới mà ta muốn giúp muốn góp một bàn tay.

 

Việt Nam đã chuyển biến và thay đổi quá nhiều từ cách điều hành quốc gia cho đến tư tưởng và sự suy nghĩ của con người. Nếu muốn giúp họ ta phải định tâm học hỏi trong cái loạn tâm xáo trộn của đất nước. Một đất nước rất khó điều hành khi mà có quá nhiều chấp vá của các bộ luật, các hệ thống đông tây hỗn hợp trong guồng máy kinh tế, thương mại hay giáo dục, canh nông.

 

Có một khoảng cách quá lớn lao giữa sự văn minh tân tiến và sự lạc hậu cổ lổ sỉ trong đủ mọi ngành nghề - và nhất là trong tư tưởng của con người. Sự cách biệt quá xa giữa kẻ quá giàu và người quá nghèo cũng tạo ra khoảng cách trầm trọng cho việc hợp lực xây dựng đất nước.

 

Muốn giúp nước phải học – người Việt hải ngoại cần học về người trong nước thật nhiều vì có khả năng, cơ hội và phương tiện hơn họ.

 

Cái khó là ta có vượt được khó khăn không để bước vào cuộc bằng phương thức nào hữu hiệu nhất mà không lầm đường tuột dốc.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880