Tứ Đại Phái

30 Tháng Tám 201012:00 SA(Xem: 47595)
Tứ Đại Phái
  • TỨ ĐẠI PHÁI

Tứ Đại phái của Mật tông Tây Tạng từ thời cổ cho đến nay gồm có:

tsongkhapa-content
Tông Kha ba (Tsongkhapa)

1. Cách lỗ phái hay Hoàng mạo phái (Gelugpa — dGe-lugs-pa) tức phái mũ vàng. Do Tông Kha ba (Tsongkhapa) thành lập. Đặc biệt nhấn mạnh đến Luật tạng (Vinaya) và nghiên cứu kinh văn, tri kiến Trung luận (Madhyamaka). Căn bản tu tập là Bồ đề đạo tầng, tức Lam rim. Từ thế kỷ 17, tông này chịu trách nhiệm chính trị tại Tây Tạng, với sự lãnh đạo của Đạt lai Lạt ma, lãnh tụ tinh thần và chính trị Tây Tạng. Các sách của Tông Kha ba và hai đệ tử Gyaltshab (1364-1432) và Kherub (1385-1483) giảng rõ pháp thiền phát triển bồ đề tâm và đạt không tính, phối hợp giữa chỉ (samatha) và quán (vipasyana) để đắc định, cùng các Mật pháp Du già (Yoga Tantra).

guru_rinpoche_-_padmasambhava_statue-content
Đại sư Liên hoa sanh (Padmasambhava)

2. Ninh ma phái (Nyingma, Nyingmapa): Cũng được gọi là Cựu phái hay Cổ Mật phái (School of the ancients) vì được lập trước tiên; còn gọi là Hồng giáo, vì các tu sĩ đội mũ màu đỏ. Do đại sư Liên hoa sanh (Padmasambhava) thành lập tại Tây Tạng thế kỷ 8, cùng các cao tăng Tì ma la Mật đa, Tịnh Hữu (Vimalamitra), và Biến Chiếu (Vairocana). Cách tu rất đa dạng: sử dụng đao trủy thủ (phurbu), thiền quán theo hệ Đại cứu cánh (Dzogchen), với nhiều kinh văn và chân ngôn Mật pháp. Nhấn mạnh đến các tập huấn về du già (yoga) và đại cứu cánh (dzog-chen).

 

Vào thế kỷ 11 chia làm ba dòng chính: 1. Dòng Lịch sử hay Tuyên giáo (Kama), dựa trên Hiển giáo xuất phát từ Phổ Hiền (Samanthabhadra); 2. Dòng Trực tiếp hay Ter ma (Terma), dựa trên các bí lục do Liên hoa sanh truyền lại, như Tử thư (Bardo thodol); 3. Dòng Kiến chứng (Visionary) dựa trên sự tiếp xúc trực tiếp với báo thân của các vị đạo sư đã nhập diệt khai thị.

 

Đến thế kỷ 14, đại sư Tây Tạng Long chen pa (Klon-chen-pa) (1308-1364), hấp thụ nhiều phái khác nhau, đã phối hợp được hai nhánh Liên hoa sanh và Tì ma la mật đa thành một hệ thống giáo pháp Đại Cứu cánh (Dzog-chen) chung, cho đến nay.

 

Ninh mã là một trong bốn dòng Chu cô chính tức bốn dòng Hóa thân chính trong Phật giáo Tây Tạng, truyền từ nhiều kiếp. Giáo chủ dòng Ninh mã là Đôn châu (Dujom).

tilopa_s-content

Tai lô pa (Tilopa)

3. Cát mã phái (Kagyupa): Còn gọi là Bố y phái. Từ phái Ca nhĩ cư (Kagyu, Kagyupa) sanh ra. Giáo pháp bắt nguồn từ Bản Sơ Phật (Ãdibuddha), Phổ Hiền Bồ tát (Samantabhadra) được xem là hóa thân của Pháp thân (Dharmakãya). Được Tai lô pa (Tilopa) truyền cho Na rô pa (Naropa). Mã nhĩ ba (Marpa) vào thế kỷ 11 đưa giáo pháp này từ Ấn Độ sang Tây Tạng, truyền cho Mạc lặc nhật ba (Milarepa), trao truyền trong tông phái này. Chú trọng đến tâm truyền tâm từ đạo sư đến đệ tử. Thế kỷ 12 hấp thụ thêm giáo pháp của Ca đương (Kadampa) và trở thành tông lớn. Về sau lại chia thành 4 nhánh và 8 bộ phái.

 

Dòng này nổi tiếng với các vị chu cô (Tulku) Cát mã ba (Karmapa) tài giỏi. Một đại sư học giả nổi tiếng trong thế kỷ 19 là Jam gon Kong trul (Jamgon Kongtrul) với nhiều kiệt tác Phật giáo.

sakya_pandita_s

4. Tát Ca cổ phái (Sakya, Sakyapa): Còn gọi là Lam Thổ phái (Gray Earth ancient school). Cổ phái do đại sư Ấn Độ Đại Quảng kiến (Sakya Pandita) thành lập tại Tây Tạng vào thế kỷ 13. Chuyên tu tập pháp Lamdré, “đạo và quả”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Tư 2014(Xem: 10540)
23 Tháng Tám 2010(Xem: 54246)
25 Tháng Chín 2006(Xem: 31383)
01 Tháng Năm 2006(Xem: 41860)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 42805)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 48934)
20 Tháng Ba 2005(Xem: 41522)
18 Tháng Ba 2005(Xem: 41220)
17 Tháng Ba 2005(Xem: 43143)
14 Tháng Ba 2005(Xem: 39565)
12 Tháng Ba 2005(Xem: 45155)
26 Tháng Mười Hai 2004(Xem: 40132)
1,863,880