Tượng Ngài Long Thọ ( Nagarjuna) tại
tu viện Samye Ling
- LÝ THUYẾT VÀ PHÁP TU:
Về mặt lý thuyết, ngoài A tì đạt ma, hay Vi Diệu pháp, là tạng thứ ba trong Tam tạng, Phật giáo Tây Tạng còn dựa vào các giáo pháp Đại thừa của Long Thọ (Nāgārjuna) và Vô Trước (Asanga), xem đó là hai lý thuyết căn bản mà đặc biệt là triết lý Trung quán cụ duyên (Mādhyamika-prāsarigika) được xem trọng hơn hết. Ngoài ra Nhân minh học (Hetuvidyā); có thể gọi là lý luận học (logic), cũng được đưa vào để luận giải các vấn đề có tính cách giáo khoa. Đặc biệt, các phép tu Mật Tantra hay được dùng để biến các kiến thức lý thuyết thành kinh nghiệm bản thân.
Năm chủ đề quan trọng phải được học hỏi, nghiên cứu trong một thiền viện tại Tây Tạng trước khi đạt được danh hiệu Geshe (tương ứng với Thượng tọa tại Đông Á và Đông Nam Á, hay với bằng cấp Tiến sĩ Phật học của Tây phương) gồm:
Bát-nhã-ba-la-mật-đa (Prajñāpāramitā)
Trung quán (Mādhyamika)
Nhân minh hoặc Lượng học (Pramānavāda)
A tì đạt ma (Abhidharma)
Luật hay Tì nại da (Vinaya).
Về pháp tu tập, Phật giáo Tây Tạng thực hành pháp Kim cang Mật tông, hay Kim cang thừa (Vajrayãna -Vajra vehicle). Đây là tông thừa xuất phát từ Đại thừa, nhưng chuyên về các phép tu bí truyền Kim cang Du già (Vajrayoga). Vì hay sử dụng chân ngôn (mantra) nên còn gọi là Chân ngôn thừa (Mantrayãna), và tu luyện các mật pháp (tantra), nên gọi là Mật thừa (Tantrayãna). Giáo pháp Kim cang thừa mang tính chất Mật giáo, gồm nhiều yếu tố của Du già (Yoga) và các cổ giáo thiên nhiên của Ấn Độ, trộn lẫn với tư tưởng Phật giáo Đại thừa.
Ban đầu, Kim cang thừa là Mật giáo, mang tính chất khẩu truyền, nên vai trò của Đạo sư (Guru) rất quan trọng. Từ thế kỷ thứ 6 đến thứ 10, mới được hệ thống hóa và kết tập hoàn chỉnh.
Bức tượng 135 feet của ngài Padmasambhava, Bồ Tát
Liên Hoa Sanh, người đưa Phật giáo vào Tây Tạng, tại Samdrupse miền nam Sikkim,