5. Cảm giác thật của Tâm Thân Trí (14-4-08)

05 Tháng Tư 200512:00 SA(Xem: 73077)
5. Cảm giác thật của Tâm Thân Trí (14-4-08)
14-4-08 – 1:30 giờ tối

Một chiếc ly không đựng gì dù đó là nước, thì mới có thể đựng những chất mới.

Chất mới với những công thức mới, thì mới đưa ra sản phẩm mới phục vụ con người ở thời đại mới.

Cùng những màu sắc căn bản nhưng càng ngày chúng ta càng thấy nhiều màu sắc lạ từ những hợp chất lấy từ căn bản, nhưng chỉ cần giảm hay tăng số lượng, phần trăm thì sẽ có kết quả hoàn toàn mới lạ, đẹp mắt. Chưa kể là sự phối hợp của những màu sắc lạ này lại biến thể thêm nhiều sản phẩm lạ.

Có rất nhiều điều mà con người chưa nghe chưa thấy. Hoặc có những điều mà có người thấy được, nhưng người khác nhìn nhưng không thấy, nghe nhưng không nghe, vì âm thanh, màu sắc ở nhiều từng giới khác nhau tùy theo giác quan của mỗi người.

Vậy phải chăng giác quan của con người thật quan trọng mà chỉ vì tình cảm, xúc cảm quá nặng nên che lấp?

Nhờ giác quan, ta có cảm giác, nhưng cảm giác ta chỉ chính xác khi ta không còn bị chi phối bởi cảm xúc, cảm tính, tình cảm và sự lý luận.

Cảm giác nhẹ nhàng nhưng nhanh theo vận tốc ánh sáng hoặc nhanh hơn ánh sáng. Cảm giác có lúc nhanh và đồng bộ với mọi sự vật và con người xảy ra quanh ta. Có, đến, nhận cùng một lúc.

Cảm giác càng phát triển, nhạy bén có thể đồng bộ với sự vật và con người gần ta hay xa ta. Ta nghĩ, ta phóng tâm, và ta nhận, biết tức thì. Tuy siêu thực nhưng lại là hiện thực. Do sự giác ngộ liên tục không phân tâm.

 

Biết trước tương lai là một  thực tại bất phân. Khi đại định không ly tâm thì thân ta mất, chỉ còn dòng điện tâm linh hiện hữu. Đó là sự bất giai bất biến của chủ thể thường hằng bất diệt siêu hiện thực.

Ta bước vào một đời sống mới, đời sống tâm linh Siêu Hiện Thực, song hành với đời sống thực tế với mọi người.

Đời sống siêu hiện thực khác với đời sống tâm linh mộng ảo, mê tín, ảo tưởng, tưởng tượng hay chiêm bao.

Đời sống siêu hiện thực bao trùm đời sống thực, sống trong cái biết như một người đang nhìn bàn cờ và thấy biết sự tương quan của các con cờ cùng nhân tính của hai kẻ đánh cờ.

Khi ta cảm giác có được sự phối hợp quán sát cặn kẽ sáng suốt của Trí và Tâm.

Ta chỉ có khả năng sống đời sống siêu hiện thực, bất khả tư nghì, khi cảm giác của ta đến từ sự phối hợp giữa Trí và Tâm.

Cảm giác của Tâm Thân Trí đồng bộ và phối hợp mới là Cảm Giác Thật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880