1- Trên đường đến New York

29 Tháng Chín 200412:00 SA(Xem: 21108)
1- Trên đường đến New York
Thân chào các bạn! Sau các loạt bài viếng thăm miền Nam nước Mỹ và chuyến viếng thăm các trại tị nạn Thái Lan, nay tôi lại mời các bạn đi thăm thành phố NewYork các bạn nhé!

                Kỳ này tôi không khởi hành ở phi trường Los Angeles nữa mà lại đi từ phi trường mới tân trang John Waynes cho gần nhà. À quên nói nhỏ với bạn là không như kỳ đi Texas và Florida một mình, kỳ này cũng như kỳ đi Nhật và Thái Lan, tôi đi “theo chàng”, có một điều tôi thích nhất là có nguời xách tiếp hành lý!

 

Chuẩn bị hành trang

  

                Lần nào đi xa tôi cũng tự trách mình sao mang nhiều hành lý quá. Nhưng mỗi lần chuẩn bị ra đi tôi lại “phạm lỗi”. Tôi cứ thấy cần món này, thêm món kia rốt cuộc cũng hai valy đầy. Mỗi người một đôi dép mang trong phòng, một đôi giày bata để đi bộ, một đôi “dress shoes”. Tôi cho phép tôi đem một đôi boot cao và một đôi boot thấp có lót nĩ mua trên 10 năm về trước lúc còn ờ Minnesota. Có lẽ nó lỗi thời quê mùa nhưng nếu NewYork có tuyết thì rất tiện dụng. Sở dĩ tôi mang theo đôi này là vì có cô bạn mới tên Hồng Liên là Tổng Thơ Ký của Cộng Đồng NewYork có rủ tôi đi biểu tình trước Liên Hiệp Quốc vào ngày thứ sáu 31-01-92. Rốt cuộc tất cả là 6 đôi giày và 2 đôi dép.

 

Phi trường John Waynes

 

 Hôm nay gần cuối tam cá nguyệt nên hai cậu con trai tôi được về sớm sau khi thi xong nên chúng tôi không phải đi Shuttle hay taxi lên phi trường như đã dự định. Không như hồi còn bé cho ba mẹ hôn hít tự do, hai cậu ấm nhà tôi bẻn lẻn khi tôi muốn hôn từ giả. Cậu lớn sắp tốt nghiệp trung học nói nhỏ với tôi “Mẹ hôn lẹ lên kẻo người ta nhìn”. Sau khi nhận hai cái hôn phớt nhẹ hai cậu chạy mất.

                Chiếc Boeing nhỏ chứa 143 hành khách của hãng American West rồ ga mạnh, chạy nhanh vụt khỏi phi đạo và khi lên cao thì chợt êm rơ làm tôi thắt cả tim, ruột. Tôi chợt nhớ đến bài báo nói về các khuyết điểm của phi trường John Waynes. Vì phi trường nhỏ và có nhà của dân cư xung quanh nên phi cơ phải cất cánh hơi gắt khi ngóc đầu lên cao vì thế rất nguy hiểm.

 

 America West Airline.

 

                Phi cơ bay chừng 10 phút sau thì bắt đầu rung rồi nhồi giống như lúc tôi ngồi trên xe chú Hai đi trại tị nạn Thái Lan vậy. Tôi bắt đầu lo hỏi chàng: “Trước khi mua vé anh có nghiên cứu kỹ mình sẽ đi máy bay gì không?”

                Chàng ngắt lời: “Lên tới đây rồi không được cằn nhằn”

                Tôi thấy có lý nên im, nhìn xung quanh coi thiên hạ có lo như mình không. Các cô tiếp viên mang nước mời khách tỉnh bơ mặc dù đi nghiêng qua nghiêng lại. Lúc đứng các cô phải tựa vào ghế hành khách hoặc đứng vạt chân ra cho khỏi té. Một ông Mỹ, thật to ngồi ngang tôi, đang lai rai chai rượu nhỏ, gói bánh của hãng máy bay. Ông đang chăm chú đọc quyển sách mới nhất viết về Tổng Thống Kenedy. Ông không quan tâm gì đến sự nhỏ bé run rẩy của chiếc máy bay đang lơ lững trên mấy chục ngàn feet.

                Tôi mở quyển Airline magazine ra “nghiên cứu” chiếc máy bay đang chở mình. Đó là chiếc Boeing 737-300, có 143 chỗ ngồi, chứa 5.311 galons xăng và bay tốc độ nhanh nhất là 863 cây số một giờ. Những lúc phi cơ bị chao mạnh trong các đám mây tôi thấy thắm thía với lời của đứa con nhỏ của tôi nói: “Con không thích ba mẹ đi đâu một lượt. Đi một người còn một người ở nhà với tụi con”.

 

LasVegas.

 

                Một giờ sau chiếc Boeing nhỏ của America West Airlines hạ thấp dần. Tôi nhìn qua cửa sổ thấy thành phố Las Vegas xuất hiện. Các nhà ngủ, casino, đường phố, xe xộ, chợ búa sầm uất nằm ngay giữa vùng đất đồi, núi, sa mạc ít bóng cây. Nào là nhà ngủ mới cất Excalibur giống như một thành vua ngày xưa, đồ sộ, kiến trúc lạ mắt, rồi Aladin, Bally, Tropicana….

                Vừa bước ra khỏi máy bay là tôi nghe tiền rớt leng keng trong các máy đặt quanh nơi hành khách ngồi đợi các chuyến bay. Chúng tôi đi quanh quẩn tìm thức ăn và ngồi đợi chuyển máy bay đi NewYork.

                Khi xếp hàng để lên máy bay mới, ông xã tôi cũng như nhiều hành khách khác cũng không ngăn được bỏ tiền vào máy đặt dài dài hai bên để “thử thời vận”, và dĩ nhiên là chẳng ai trúng đồng nào hết.

                Trước khi bước vào phi cơ tôi hơi lo lắng hỏi cô tiếp viên: “Hành lý của tôi đã chuyển qua máy bay này hết chưa?”

                Cô ngàng Mỹ xinh đẹp khẳng định: “Chắc chắn là rồi.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 2006(Xem: 41182)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 42128)
06 Tháng Tư 2005(Xem: 48150)
03 Tháng Tư 2005(Xem: 41761)
01 Tháng Tư 2005(Xem: 35876)
20 Tháng Ba 2005(Xem: 40795)
18 Tháng Ba 2005(Xem: 40543)
17 Tháng Ba 2005(Xem: 42478)
14 Tháng Ba 2005(Xem: 38906)
12 Tháng Ba 2005(Xem: 44347)
26 Tháng Mười Hai 2004(Xem: 39463)
1,863,880