- 1- Sinh hoạt của Ban Việt Ngữ Đài BBC Luân Đôn (trích Đường Sống, 1984)
- 2- Đài Á Châu Tự Do (RFA), Từ Người Đến Việc (tường trình của Nguyễn Huỳnh Mai từ Hoa Thịnh Đốn, trích Nhật báo Người Việt, 1997)
- 3- Thăm Ban Việt Ngữ Đài VOA (tường trình của Nguyễn Huỳnh Mai từ Hoa Thịnh Đốn, trích Nhật báo Người Việt, 1997)
- 4- Trở lại thăm Đài Phát Thanh BBC Luân Đôn (trích Tiếp Tục Hành Trình, 2006)
Được biết đài VOA có thông tín viên khắp nơi trên thế giới, và số thông tín viên địa phương thay đổi tùy theo ngân sách; khi cần thiết Quốc hội sẽ gia tăng để đáp ứng với số giờ. Vào lúc cao điểm của chiến tranh Việt Nam, như trước 30-4-1975 một năm, có lúc mỗi ngày đài VOA phát thanh đến 7 tiếng.
Gần đây, theo Lê Văn, với chương trình cải tiến các buổi phát thanh về Việt Nam, đài VOA đã liên tục gởi thông tín viên Ngọc Hoán và Minh Phượng về nước, mỗi chuyến kéo dài trong vòng 5 tháng. Riêng Lê Văn, tuy không được cấp giấy vào Việt Nam, ông cũng đã công tác tại nhiều nước Á châu khác, trong đó có Cao miên.
Được hỏi về chuyến đi này, Lê Văn nói: “Lúc đó, người Việt Nam bị tàn sát ở vùng Biển Hồ, Cao miên. Có đêm cả làng chài lưới mấy trăm người bị ’cáp duồn’ chết hết. Hàng chục ngàn người bỏ chạy về nước, nhưng lính biên phòng Việt Nam lại không cho họ vào vì không có quốc tịch Việt. Việc này đã gây chấn động trên thế giới. Sau đó, nhờ sự can thiệp của LHQ, họ mới được trở về nơi sinh sống với nỗi lo âu phập phồng không biết tương lai sẽ ra sao.”
Theo ông Lê Văn, Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ có thêm hai văn phòng; một ở Tokyo để lấy tin tại Nhật bản, Trung quốc, Hàn quốc; và một trụ sở lớn ở Bangkok, Thái lan, chuyên theo dõi diễn biến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt-Miên-Lào.