8. Phải nhất Tâm chuyển Tánh

14 Tháng Sáu 200712:00 SA(Xem: 75237)
8. Phải nhất Tâm chuyển Tánh
6-1-2006 – 12:40 giờ trưa

Ta sẽ thấy gì trong cái Thức?

Cái gì trong sự trống không huyền diệu?

Thấy cái gì trong không tính?

Thấy cái gì khi vắng bóng của óc lý luận và của dữ kiện?

Thấy cái gì trong sự vắng bóng của cái Muốn?

Thấy cái gì trong sự vắng bóng của cá tính, của thói quen, của sự ưa thích?

Khi đó ta nhìn thấy đáy hồ vì nước được lượt trong sạch. Nước phải sạch và đáy hồ cũng phải sạch. Nếu nước chỉ sạch vì đất, cát, bùn, rác lắng đọng thì một lúc nào đó nước bị khua động thì tất cả những thứ ấy sẽ nổi lên và sự trong sáng, thức giác mất.

Đài nguyệt kiến phải sạch từ mặt nước cho đến đáy nước. Tâm ta cũng vậy, phải sáng trong luôn luôn. Ngọn đèn phải sáng mới gọi là Ngọn Hải Đăng. Nếu lúc tắt lúc sáng thì con đường ta đi có lúc thấy đúng thấy sai. Và kết quả  lúc tốt lúc xấu.

Nếu thần thức ta lúc sáng lúc tối thì chính ta còn sai thì làm sao giúp tha nhân được và dĩ nhiên là không giúp đất nước ta hay thế giới đại đồng được.

Ta phải Nhất Tâm thì mới chuyển tánh được. Nếu tâm cứ bất nhất thì cứ như bổn cũ soạn lại, quay tới quay lui cũng vẫn như dậm chân tại chỗ, nếu không cho là lùi.

Nếu nhận thấy mình dậm chân tại chỗ hay quay đi quay lại vì thiếu nghị lực thì ta nên cố gắng nhiều hơn.
Nếu lùi một bước thì cố tiến ba bước chứ không thể lùi ba bước mà tiến một bước. Như thế ta vẫn còn hai bước lùi. Đó là sự thoái hóa thay vì tiến hóa, uổng công tu tập.

Ta chuyển tâm chưa đủ để tiến hóa mà phải có nghị lực để chuyển tánh vì chuyển tánh khó hơn chuyển tâm.

* Nhân chi sơ tính bổn thiện. Con người sanh ra đã có thiện tâm. Vì vậy nếu con người thức giác họ sẽ dễ dàng trở về cái gì đã sẵn có.

* Nhưng tánh lại khác. Có rất nhiều người tu tập rất lâu nhưng vẫn không đủ nghị lực chuyển tánh được. Đã có bao vị tu hành, trình độ tu học cao nhưng vẫn thoái hóa vì bản tánh bất trị.

Tánh có thể ví như một người bị tai nạn trở nên bị thương tích, thân thể bị sai lệch hay tàn tật.

Nếu muốn chữa khỏi bệnh tật ta cần một vị lương y giỏi giúp ta và chính ta cũng phải tự giúp mình để sửa chữa.

Một vị Thầy hay không cũng chưa đủ mà ta phải có kiên nhẫn và nghị lực để giúp mình chữa khỏi thương tật.

Nếu ta không dùng hết năng lực và nghị lực để tự răn dạy mình và sửa đổi để vượt khỏi những tánh hư, tật xấu thì ta sẽ chết với nó, với cái tôi cứng đầu, cứng cổ.

Con người muốn tiến tới giải thoát phải có khả năng sửa đổi TÂM và TÁNH.

* Tâm tốt mà tánh xấu thì như nước hồ cứ mãi bị khuấy động đầy bùn dơ rác rưởi.

* Tánh tốt mà tâm xấu thì dễ gạt người lẫn mình, vì ta cứ như một người máy hoàn hảo mà thường bị biến chứng bởi tâm địa xấu xa hay độc ác khó lường. Ta sẽ trở nên một người nguy hiểm đội lớp hiền nhân.

Người có tâm tốt tánh xấu đỡ hại mình, hại người hơn người có tánh tốt tâm xấu.

Tâm tốt tánh xấu, được xem như khẩu xà tâm Phật. Khẩu xà là lời nói như rắn độc thì cũng dễ chết người, tạo bao điều sai lạc lầm lẫn xung quanh mình.

Muốn đắc quả ở hiện kiếp thì tâm và tánh phải luôn đi đôi trong sự tu tập. Tâm giúp tánh và tánh trợ lực cho tâm. Đó là con đường Trung Đạo mà con người cần phải đi để giác ngộ và sẽ trở nên hữu lợi cho chính ta và người.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880