69. CHÁNH ĐẠO

13 Tháng Giêng 200512:00 SA(Xem: 75445)
69. CHÁNH ĐẠO

15-12-1991, 10:15 AM

CHÁNH ĐẠO không sợ chết, không sợ bị phá hoại, bị thất bại, bị hủy diệt. Ngược lại TÀ ĐẠO không cần ai hủy diệt mà TỰ HỦY DIỆT.

CHÁNH thì bước vào mới biết . Nếu không có Chánh Đạo trong tâm huyết, tinh thần tự chủ, sẽ không biết phân biệt đâu là chánh đâu là tà.

Tà Đạo hay Chánh Đạo đều có những phương thức tương đương để đi đến thành công. TÀ ĐẠO thì nhất thời nhưng CHÁNH ĐẠO thì vĩnh viễn.

Muốn thu hút quần chúng phải hoàn toàn tự chủ. Muốn biết được đầu óc họ nghĩ gì phải dùng hỏi đáp để hiểu họ. Khi giải đáp là hóa giải sự suy nghĩ của họ và đưa vào đầu họ những gì ta muốn (reprogramming).

Phải luôn luôn bình tĩnh để đối phó với tất cả trường hợp nào dù thuận hay nghịch bất ngờ xảy ra. Tâm luôn luôn bình tĩnh, tránh xúc động vì sự xúc động khiến ngũ hành quấy phá làm chủ, dòng điện ta không luân lưu thông suốt mà sẽ đi đến bấn loạn tinh thần vì sự xúc động khiến các mạch máu bị tắc nghẻn, dòng điện đứt quảng khiến ta sẽ không còn làm chủ đám đông mà đám đông sẽ làm chủ.

Sự tự chủ của ta giúp cho đám đông một lòng tin, một ý chí mãnh liệt. Họ tưởng ta cho họ, nhưng chính họ đã sử dụng sức mạnh và ý chí của chính họ. Sức mạnh mà ý chí của họ sẽ phát triển nếu lòng tin của họ đặt đúng chỗ.

Nếu ta đi vào con đường tà đạo, một là họ mù quáng vẫn giữ ý chí và lòng tin đó để phục vụ con đường sai lầm; hai là họ tỉnh ngộ, lòng tin và ý chí của họ bị chính họ đánh gục buông thả, họ sẽ đi vào đau khổ.

Những điều nên tránh để không bước vào con đường tà đạo vì có những người bắt nguồn từ chánh đạo nhưng vì không đè nén được lòng tham, vẫn chuyển hướng đi vào tà đạo.

- Khi hướng dẫn quần chúng nên tránh đánh vào lòng tham của họ: tham danh, tham tiền, tham cứu độ, tham thành Phật, tham trở nên bậc siêu nhân, vân vân.. Nên tránh đánh vào sự ưa thích của họ mà những ưa thích đó làm đảo lộn trật tự gia đình, xã hội, tín ngưỡng, truyền thống dân tộc, vân vân..

- Nên tránh tạo cho quần chúng đi vào ảo tưởng của đời sống vì ảo tưởng sẽ đưa con người đến đau khổ, bất quân bình đi từ thái cực này sang thái cực kia. Họ sẽ bước ra khỏi guồng máy của gia đình, xã hội, và họ sẽ bị chính guồng máy đó nghiền nát tương lai, sự nghiệp, và đời sống của họ sẽ không lối thoát.

* Như thế nào là nhất nguyên (non-duality) và như thế nào là nhị nguyên (duality)?

Nhị nguyên là ta chỉ sống một là thế này hai là thế kia. Nhất nguyên là ta sống như thế nào để hội nhập giữa tâm linh và vật chất, giữa vô hình và hữu hình, giữa giả và thật.

* Sống như thế nào để quân bình giữa giả và thật? Cái giả ở lúc nào và cái thật ở lúc nào?

Khi ta sống bất quân bình thì cái giả thành thật và cái thật thành giả, vì lúc đó ta bị xáo trộn tâm linh vì sự thật không có giả và không có thật. Cái giả và cái thật chỉ là ảo tưởng, ảo giác của trí óc con người. Lúc ta thích thì ta cho đó là thật, và khi ta ghét ta cho đó là giả.

Chân Lý không có giả không có thật, không có thương không có ghét. Nếu con người còn chạy theo giả, thật, thương, ghét thì sẽ mãi mãi quay cuồng trong địa ngục trần gian.

Ngày mồng một Tân Mùi
15-02-1991

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
1,863,880